Mẹ & Bé

Cách trị hăm cho bé sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả

Trị hăm cho bé là vấn đề khiến cho rất nhiều cha mẹ đau đầu, không biết nên làm thế nào để đảm bảo an toàn cho bé. Đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, tình trạng hăm da rất dễ xảy ra và làm cho bé cảm thấy không thoải mái. Ba mẹ có thể tham khảo những cách trị hăm cho bé trong bài viết dưới đây của VNCare để biết cách vệ sinh cũng như xử lý tình trạng bị hăm ở bé nhé!

1. Biểu hiện và nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị hăm ở trẻ

1.1. Những biểu hiện của tình trạng bị hăm da ở trẻ

Tình trạng bị hăm ở trẻ có thể xảy ra ở các nếp cổ, nếp bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, rốn, ngấn da. Thêm vào đó khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy tình trạng này có thể xuất hiện ở vùng xung quanh hậu môn của bé. Dưới đây là một số biểu hiện thường thấy ba mẹ có thể tham khảo.

  • Bé xuất hiện tình trạng đỏ, trợt, có dịch rỉ ra, đám trợt bị lở loét do cọ xát ở các nếp kẽ trên. Hơn nữa tình trạng này có thể khiến cho bé cảm thấy đau rát.
  • Trẻ bị sưng tấy tổn thương, chảy mủ và dịch rỉ ra nhiều hơn nếu như bị nấm hoặc bội nhiễm vi trùng.
Những triệu chứng nhận biết bé bị hăm da (Nguồn: Sưu tầm)

1.2. Nguyên nhân gây ra tình trạng bị hăm da ở trẻ

Hăm da là tình trạng thường thấy ở các bé. Đây là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình trạng viêm nhiễm trên da của trẻ. Tình trạng này thường xuất hiện ở những vị trí có nếp nhăn như cổ, nách, kẽ tay, kẽ chân, bẹn, hậu môn,… Trẻ bị hăm da có thể là do các nguyên nhân sau đây:

  • Bé bị dị ứng da do thời tiết nắng nóng.
  • Da bé xuất hiện tình trạng nhiễm trùng.
  • Ba mẹ để bé mặc tã bị ướt hoặc bẩn trong thời gian dài.
  • Bé bị dị ứng với thành phần có trong loại tã lót đang sử dụng.
  • Ba mẹ vệ sinh và tắm rửa cho bé không đúng cách.
  • Bé bị hăm tã.

2. Cách trị hăm cho bé an toàn tại nhà ba mẹ nên biết

2.1. Cách trị hăm cho bé bằng phương pháp dân gian

Ba mẹ có thể trị hăm cho bé bằng cách sử dụng các nguyên liệu tự nhiên. Đây là phương pháp đơn giản, an toàn cho bé. Mẹ có thể tham khảo một số phương pháp dân gian trị hăm cho bé dưới đây.

2.1.1. Sử dụng lá trầu không để trị hăm cho bé

Sử dụng lá trầu không để trị hăm cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

Lá trầu không là một trong những nguyên liệu tự nhiên thường được các mẹ bỉm sữa sử dụng để trị rôm sảy ở bẹn, cổ, nách cho bé.

  • Đầu tiên, mẹ cần chuẩn bị 3-4 lá trầu không.
  • Sau đó tiến hành rửa sạch, đun sôi và để nguội.
  • Lau khô những vùng da bị hăm của bé như hậu môn, cổ, nách, bẹn,… bằng khăn bông.
  • Thực hiện phương pháp này 3 lần/ngày. Những vết hăm của bé sẽ biến mất trong vòng 1 tuần.

2.1.2. Trị hăm cho trẻ bằng lá trà xanh

Với phương pháp này, mỗi ngày mẹ chỉ cần đun lá trà xanh lấy nước để tắm cho bé. Lưu ý, mẹ nên tắm lại cho bé một lần nữa bằng nước sạch sau khi tắm với lá trà xanh. Những vết hăm trên cổ, nách, bẹn,… của bé sẽ biến mất sau vài ngày.

2.1.3. Dùng bột yến mạch để trị hăm cho bé

Điều trị hăm cho bé bằng cách sử dụng bột yến mạch (Nguồn: Sưu tầm)

Yến mạch có tác dụng bảo vệ hàng rào tự nhiên của da và loại bỏ bụi bẩn trên da bé vì trong yến mạch có chứa protein. Thêm vào đó, bột yến mạch còn giúp bé giảm cảm giác đau rát khi bị hăm. Đồng thời mang lại sự mềm mại cho làn da của bé nhờ vào các thành phần dưỡng ẩm có trong yến mạch.

Mẹ có thể tắm cho bé bằng cách pha nước ấm để tắm cho bé với một thìa bột yến mạch khô. Khi tắm cho bé bằng phương pháp này mẹ nên cho bé ngâm tầm 10 – 15 phút trong hỗn hợp nước tắm. Có thể cho bé tắm một ngày 2 lần nếu như bé bị hăm nặng.

2.1.4. Dùng tinh dầu tràm trị hăm cho trẻ sơ sinh

Tinh dầu tràm thường được dùng để trị mụn nhọt, hăm đỏ vì có chứa thành phần kháng khuẩn. Khi điều trị hăm cho bé bằng cách này mẹ chỉ cần pha 3 giọt tinh dầu tràm với dầu dưỡng da của bé. Sau đó thoa hỗn hợp này lên vùng da bị hăm của bé. Chắc chắn tình trạng hăm da của bé sẽ cải thiện đáng kể hoặc biến mất hoàn toàn sau vài ngày.

2.1.5. Sử dụng sữa mẹ trị hăm vùng kín cho bé sơ sinh

Để trị hăm cho bé ở hậu môn, vùng kín của bé thì sữa mẹ là phương pháp đơn giản mà không tốn bất kỳ chi phí nào cả. Sữa mẹ có thể diệt khuẩn và làm dịu tình trạng hăm ở trẻ do có rất nhiều kháng sinh tự nhiên trong sữa mẹ.

Mẹ nên nhỏ vài giọt sữa vào bộ phận sinh dục và hậu môn bị hăm khi bé bị hăm vùng kín. Sau đó mẹ nên đợi thật khô rồi mới mặc tã vào cho trẻ. Lưu ý, để tránh tã bị ẩm ướt khiến cho tình trạng hăm tã của bé nặng hơn thì cứ 3 tiếng mẹ nên thay tã cho bé một lần.

2.2. Cách trị hăm cho bé bằng thuốc

Dùng kem trị hăm để chữa trị cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

2.2.1. Trị hăm cho bé bằng cách dùng Bepanthen

Nên sử dụng các thuốc chuyên trị hăm cho bé sơ sinh ngay nếu như các phương pháp tự nhiên không có hiệu quả với trẻ. Để giúp bé cải thiện tình trạng da bị hăm đỏ và đau rát mẹ có thể sử dụng kem trị hăm Bepanthen cho bé. Đây là loại kem được các chuyên gia đánh giá cao mẹ có thể tham khảo. 

2.2.2. Dùng Kem Sudocrem trị hăm cho bé

Kem trị hăm Sudocrem là sản phẩm rất được nhiều mẹ ưa chuộng. Đây là loại thuốc có tác dụng rất tốt và an toàn cho bé. Thuốc có tác dụng làm cho tình trạng hăm da của trẻ thuyên giảm một cách nhanh chóng. Vì vậy mà loại thuốc này đã có mặt tại Anh, Úc, Mỹ và Việt Nam.

Thuốc có công dụng làm mềm da, tái tạo da và kháng khuẩn hiệu quả là vì trong thành phần thuốc có chứa oxit kẽm và mỡ cừu. Hơn nữa ngoài việc điều trị hăm cho bé thì Sudocrem còn có tác dụng trị mụn trên da và kiềm dầu rất tốt.

3. Một số lưu ý ba mẹ cần ghi nhớ khi trị hăm cho bé

Có nhiều cách để điều trị hăm cho bé. Tuy nhiên, để tìm ra những cách đơn giản, hiệu quả lại an toàn cho bé thì không hề dễ dàng. Vì thế, trước khi sử dụng phương pháp nào đó để trị hăm cho trẻ thì ba mẹ nên cân nhắc thật kỹ lưỡng xem tình trạng của bé có phù hợp để áp dụng không.

Ba mẹ nên ghi nhớ những điều được nêu dưới đây khi điều trị hăm cho trẻ:

3.1. Mẹ cần vệ sinh cho bé đúng cách

Để tránh các bệnh ngoài da và tình trạng bị hăm ở trẻ ba mẹ nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho bé. Khi thời tiết nắng nóng, nên tắm cho trẻ bằng nước ấm với tần suất 1 lần/ngày. Các vùng da có nếp gấp, vùng kín của bé nên được vệ sinh sạch sẽ. Lưu ý, ba mẹ nên thực hiện một cách nhẹ nhàng tránh làm tổn thương bé.

Đối với trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, mẹ có thể lau người cho bé bằng khăn ướt. Còn với trẻ sơ sinh đã rụng rốn, có thể cho trẻ ngồi trong chậu. Nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc, xuất xứ và thành phần của sữa tắm nếu như mẹ muốn dùng để tắm cho bé.

3.2. Không nên cho bé mặc bỉm tã

Khi bé xuất hiện tình trạng bị hăm mẹ không nên mặc bỉm tã cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ không nên đóng bỉm tã cho bé nếu như phát hiện vùng da quanh hậu môn của bé  bị nổi mẩn đỏ. Bởi vì chúng sẽ gây đau rát, khó chịu cho bé và thậm chí lamg cho tình trạng bị hăm ở bé trở nên nghiêm trọng hơn.

Mẹ cần giữ cho vùng da mông của bé được thông thoáng trong suốt quá trình điều trị hăm cho bé. Để bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn mẹ có thể thoa một ít phấn rôm cho bé. Nên sử dụng các loại phấn rôm không chứa các thành phần gây kích ứng da vì da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm.

3.3. Mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé

Mẹ nên thay đổi thực đơn ăn của bé khi phát hiện trẻ sơ sinh bị hăm ở hậu môn. Đồng thời, cũng là để tránh tình trạng bé khó chịu lúc đi ngoài do trong phân có chứa axit. Không nên cho bé ăn những loại trái cây và thực phẩm chứa nhiều axit. Ví dụ như cà chua, việt quất, mâm xôi,…

4. Khi nào thì ba mẹ cần đưa trẻ đi khám?

Ba mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để kịp thời khám và điều trị khi xảy ra các trường hợp sau đây:

  • Đã qua 2 -3 ngày nhưng tình trạng phát ban của bé không thuyên giảm mà càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bé không còn hoạt bát như bình thường. Luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải và bị sốt.
  • Vùng da bị hăm của bé trở nên sưng tấy, có mủ màu vàng hoặc tiết ra dịch vàng. Có thể là vùng da bị hăm của bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn và cần dùng kháng sinh.
  • Nếu như nghi ngờ bé bị nhiễm nấm men thì mẹ cần đưa bé đi khám ngay để kịp thời điều trị.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ mang đến cho các mẹ những cách trị hăm cho bé hiệu quả và an toàn hơn.

>>> Xem thêm:

adminHealth

Recent Posts

Các loại băng vệ sinh mặt bông thấm hút và chống tràn tốt nhất hiện nay

Băng vệ sinh mặt bông là loại băng ưa chuộng của chị em phụ nữ…

5 ngày ago

Kích thước băng vệ sinh bao nhiêu là phù hợp

Hiện nay, băng vệ sinh được thiết kế với rất nhiều phiên bản khác nhau,…

5 ngày ago

Cách trị hăm tã cho bé an toàn và hiệu quả tại nhà

Bé bị hăm tã là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe…

1 tuần ago

Top 3 thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh an toàn, mẹ yên tâm

Bé bị hăm tã khiến bé khó chịu và quấy khóc. Mẹ lo lắng và…

1 tuần ago

Cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng chuẩn nhất

Băng vệ sinh là thứ không thể thiếu đối với chị em phụ nữ mỗi…

1 tuần ago

Cách mua băng vệ sinh cho bạn gái “chuẩn chỉnh”

Mỗi khi đến “ngày rụng dâu” các bạn gái thường đắn đo nên dùng loại…

2 tuần ago