Mẹ & Bé

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ từ 0 – 5 tuổi theo chuẩn WHO

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ được sử dụng trên toàn thế giới làm dữ liệu để giúp đánh giá tổng thể về sự phát triển thể chất của trẻ. Ba mẹ có thể theo dõi được cân nặng của trẻ đang ở ngưỡng nào và tốc độ tăng trưởng của trẻ đã phù hợp hay chưa thông qua biểu đồ tăng trưởng của trẻ.

1. Biểu đồ tăng trưởng của trẻ là gì?

Biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra là biểu đồ được sử dụng phổ biến nhất. Biểu đồ  thể hiện chi tiết các chỉ số tăng trưởng riêng cho bé trai và bé gái theo từng giai đoạn. Các chỉ số thường được theo dõi là chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ, tỷ lệ cân nặng dựa trên chiều cao và chỉ số khối của cơ thể trẻ. Thêm vào đó, ba mẹ cũng có thể đánh giá sự phát triển của trẻ nhờ vào chỉ số chu vi vòng đầu. Ba mẹ và các chuyên gia y tế có thể theo dõi rất dễ dàng vì các biểu đồ được chia thành các nhóm tuổi khác nhau.

Nhiều ba mẹ lo lắng không biết con mình so với những đứa trẻ đồng trang lứa có phát triển tốt hay không? Biểu đồ tăng trưởng là một công cụ ba mẹ có thể sử dụng để so sánh chiều cao và cân nặng của con mình với chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh cho đến lúc trẻ trưởng thành.

Trẻ vẫn đang phát triển tốt và khoẻ mạnh nếu chiều cao và cân nặng bé nằm trong tiêu chuẩn chiều cao cân nặng chuẩn.

Biểu đồ tăng trưởng của mỗi bé là không giống nhau. Hơn nữa, tốc độ phát triển, sự thay đổi về chiều cao và cân nặng cũng khác nhau. Điều quan trọng nhất là bé vẫn đang phát triển bình thường.

2. Cách đọc các chỉ số trên biểu đồ tăng trưởng của trẻ

Mẹ có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá sự tăng trưởng của bé thông qua biểu đồ tăng trưởng được in trong sổ sức khoẻ của bé.

Cứ định kỳ 1,2,3 hoặc 6 tháng mẹ nên đo chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI và chu vi vòng đầu của bé. Sau đó tiến hành đánh dấu các chỉ số và các tháng tương ứng trên biểu đồ. Điểm tham chiếu trung bình cho chiều cao cân nặng trong phạm vi 10 – 90% percentile (bách phân vị) có thể sai lệch so với giá trị trung bình.

Tuy nhiên, điều này không quan trọng bằng đường cong thể hiện sự tăng  trưởng của trẻ theo thời gian.  Nếu trong một khoảng thời gian dài mà đường cong này không có sự thay đổi đi lên hoặc đi xuống thì thật sự là tình trạng đáng báo động. Khi xuất hiện tình trạng này trẻ cần phải được các chuyên gia đánh giá nhiều hơn. Thêm vào đó, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của bé cũng cần được thay đổi.

Ý nghĩa của các chỉ số được thể hiện trong biểu đồ tăng trưởng của trẻ:

  • Dưới -3SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.
  • Trên -2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng vừa.
  • Từ: -2SD – +2SD: Trẻ phát triển bình thường.
  • Trên +2SD: Trẻ bị thừa cân (béo phì).

Đối với biểu đồ thể hiện sự phát triển cân nặng

  • Màu vàng: Thể hiện chỉ số cân nặng của trẻ cao hơn so với tuổi
  • Màu xanh nhạt: Chỉ số cân nặng của trẻ ở mức bình thường
  • Màu cam nhạt: Trẻ bị suy dinh dưỡng vừa
  • Màu cam đậm: Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng

Đối với biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng chiều cao

  • Màu vàng: Thể hiện chiều cao đứng của bé cao hơn tuổi
  • Màu xanh nhạt: Thể hiện chiều cao đứng cao bình thường
  • Màu cam nhạt: Bé bị thấp còi độ 1
  • Màu cam đậm: Bé bị thấp còi độ 2

Dưới đây là biểu đồ tăng trưởng của trẻ từ 0 – 5 tuổi theo chuẩn WHO ba mẹ có thể tham khảo:

Biểu đồ cân nặng theo tuổi của bé gái

Biểu đồ tăng trưởng cân nặng theo tuổi của bé gái (Nguồn: WHO)

Biểu đồ tăng trưởng chiều cao theo tuổi của bé gái

Biểu đồ thể hiện sự phát triển về chiều cao của bé gái (Nguồn: WHO)

Biểu đồ cân nặng của bé trai

Biểu đồ thể hiện cân nặng của bé trai theo chuẩn WHO (Nguồn: WHO)

Biểu đồ sự phát triển chiều cao của bé trai

Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng chiều cao của bé trai từ 0 -5 tuổi (Nguồn: WHO)

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể tham khảo bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ từ 0 – 10 tuổi dưới đây để kiểm tra và so sánh chiều cao cân nặng của trẻ.

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ

3. Sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  • Theo các nhà khoa học, gen di truyền từ ba mẹ quyết định tới 23% chiều cao của trẻ. Ngoài ra, cũng còn có sự tác động của một số nhân tố khác như:
  • Tuổi của thai nhi: Bé có thể lớn hơn mức trung bình nếu như được sinh ra muộn hơn so với ngày dự sinh. Và bé sẽ nhỏ hơn nếu như bị sinh non (sinh trước ngày dự sinh). Điều này có nghĩa là những bé được sinh non sẽ nhẹ cân nên thường có xu hướng nhỏ hơn.
  • Tình trạng sức khoẻ của mẹ khi mang thai: Trong thời kỳ mang thai nếu như người mẹ kén ăn và thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá thì có khả năng bé sinh ra sẽ nhỏ hơn. Bé cũng có thể lớn hơn nếu trong thời gian mang thai mẹ tăng cân quá nhiều hoặc bị bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Do giới tính:Thông thường bé gái sẽ nhỏ hơn so với bé trai một chút cả về chiều cao và cân nặng vào lúc mới sinh.
  • Trong những năm đầu đời, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ chậm tăng cân hơn so với trẻ bú sữa công thức. Tuy nhiên sau 3 tháng bé sẽ tăng cân nhanh hơn những trẻ bú sữa bột công thức. Trẻ bú sữa mẹ và sữa công thức có cân nặng xấp xỉ nhau khi trẻ được 2 tuổi.
  • Do Hormones (nội tiết tố): Sự phát triển của bé sẽ bị chậm lại nếu như bé bị mất cân bằng nội tiết tố, ví dụ như lượng hormone tăng trưởng hoặc tuyến giáp của trẻ thấp.
  • Do thuốc: Bé có thể chậm phát triển nếu như dùng thuốc thường xuyên, ví dụ như corticosteroid.
  • Các vấn đề liên quan đến sức khỏe: Bé có thể chậm phát triển nếu như biếng ăn và cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng của bé bị ảnh hưởng do rối loạn tiêu hoá hoặc mắc phải các bệnh mãn tính như ung thư, thận, xơ nang.
  • Các yếu tố di truyền khác: Ngoài yếu tố là gen di truyền thì cũng còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Bé có thể chậm phát triển nếu như mắc phải một số các bệnh di truyền như hội chứng Down, hội chứng Noonan hoặc hội chứng Turner.
  • Do giấc ngủ của bé: Để trẻ được phát triển một cách tốt nhất mẹ nên cho bé ngủ đủ giấc.

4. Ý nghĩa của phần trăm biểu đồ tăng trưởng của trẻ ba mẹ nên biết?

Theo bách phân vị chiều cao và cân nặng (hoặc chiều dài ở trẻ sơ sinh) được thể hiện trong biểu đồ tăng trưởng của trẻ có giá trị bình thường là khi nằm trong phân vị thứ 50. Trẻ được xem là lớn hơn mức trung bình nếu như có chỉ số cao hơn bình thường. Trẻ nhỏ hơn mức trung bình cho thấy chỉ số của bé thấp hơn bình thường.

Chiều cao và cân nặng của bé thường được bác sĩ tính theo dạng phân vị. Ví dụ: Nếu như cân nặng của bé ở phân vị thứ 75 thì đồng nghĩa với 74% bé ở độ tuổi và giới tính của bé có cân nặng thấp hơn và có khoảng 24% nặng hơn.

Tuỳ thuộc vào từng độ tuổi và các giai đoạn phát triển của trẻ mà các biểu đồ tăng trưởng được sử dụng cũng khác nhau. Bác sĩ thường sử dụng biểu đồ tăng trưởng của WHO – Tổ chức Y tế Thế giới để đo cho trẻ dưới 2 tuổi. Và bác sĩ có thể sẽ dùng biểu đồ tăng trưởng của CDC – Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh để đo khi bé được 2 tuổi.

>>> Xem thêm:

adminHealth

Recent Posts

Các loại băng vệ sinh mặt bông thấm hút và chống tràn tốt nhất hiện nay

Băng vệ sinh mặt bông là loại băng ưa chuộng của chị em phụ nữ…

3 ngày ago

Kích thước băng vệ sinh bao nhiêu là phù hợp

Hiện nay, băng vệ sinh được thiết kế với rất nhiều phiên bản khác nhau,…

3 ngày ago

Cách trị hăm tã cho bé an toàn và hiệu quả tại nhà

Bé bị hăm tã là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe…

6 ngày ago

Top 3 thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh an toàn, mẹ yên tâm

Bé bị hăm tã khiến bé khó chịu và quấy khóc. Mẹ lo lắng và…

6 ngày ago

Cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng chuẩn nhất

Băng vệ sinh là thứ không thể thiếu đối với chị em phụ nữ mỗi…

6 ngày ago

Cách mua băng vệ sinh cho bạn gái “chuẩn chỉnh”

Mỗi khi đến “ngày rụng dâu” các bạn gái thường đắn đo nên dùng loại…

1 tuần ago