Lịch tiêm phòng cho bé theo tháng tuổi ba mẹ cần nhớ

0
226
Lịch tiêm phòng cho bé theo tháng ba mẹ cần nhớ
Quảng Cáo

Tiêm phòng cho bé đầy đủ, đúng lịch sẽ giúp nâng cao sức đề kháng. Đồng thời bảo vệ bé khỏi các bệnh truyền nhiễm. Nếu ba mẹ còn đang băn khoăn về những vấn đề liên quan đến lịch tiêm phòng cho bé thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.

1. Tại sao nên tiêm phòng cho bé đầy đủ và đúng lịch?

Sức đề kháng của trẻ dưới 5 tuổi còn rất yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Điều kiện khí hậu, nhiệt độ bất thường, ô nhiễm,…sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Vì thế cần cho bé tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.

Việc tiêm chủng cho bé sẽ giúp cơ thế bé nâng cao hệ miễn dịch. Hơn nữa cũng tạo ra kháng thể giúp phòng ngừa các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.

2. Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng

Dưới đây là các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng ba mẹ cần biết:

  • Vắc xin 6 trong 1: Có tác dụng giúp bé phòng ngừa các bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, Hib và viêm gan B.
  • Vắc xin phòng phế cầu khuẩn (PCV): Giúp bảo vệ bé khỏi các loại nhiễm phế cầu khuẩn.
  • Vắc xin phòng ngừa tiêu chảy cấp do rotavirus: Loại vắc xin này giúp bé không bị nhiễm Rotavirus (là virus gây tiêu chảy phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi).
  • Vắc xin phòng viêm não mô cầu: Giúp phòng ngừa bệnh viêm não hay viêm màng não.
  • Vắc xin MMR: Đây là vắc xin phòng ngừa bệnh quai bị, sởi và rubella.

Bên cạnh đó, ba mẹ cần cho bé tiêm phòng các loại vắc xin khác như: vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu, cúm,… cho đến viêm gan B, viêm não Nhật Bản,…


Các mũi tiêm phòng cho bé mẹ cần biết
Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng (Nguồn: Sưu tầm)

3. Lịch các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng

Dưới đây là lịch các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng ba mẹ cần nhớ. Việc này sẽ giúp bé được tiêm đúng lịch và đầy đủ các loại vắc xin. Từ đó, giúp tăng khả năng miễn dịch và tạo tiền đề cho sự phát triển sau này của bé.

3.1. Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Các mũi tiêm phòng cho bé sơ sinh bao gồm:

  • Vắc xin Engerix B/ Euvax B liều sơ sinh: Loại vắc xin này giúp phòng tránh Viêm gan B. Để phát huy hiệu quả tốt nhất nên tiêm cho trẻ 24 giờ đầu sau sinh.
  • Vắc xin BCG liều sơ sinh: Đây là loại vắc xin ngăn ngừa lao. Nên tiêm cho bé trong vòng 30 ngày đầu sau sinh.

3.2. Các mũi tiêm phòng cho bé 2 tháng tuổi

  • Khi trẻ sơ sinh được 2 tháng tuổi nên tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ.
  • Tiêm mũi 1 vắc xin phòng Rotavirus gây tiêu chảy cấp cho bé.
  • Tiến hành tiêm mũi 1 vắc xin phòng ngừa viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não cho bé.

3.3. Giai đoạn trẻ được 3 tháng tuổi

  • Tiến hành tiêm mũi 2 vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus cho bé 3 tháng tuổi.
  • Tiêm vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu gây ra ở trẻ.(mũi 2)
  • Tiếp tục tiêm mũi 3 vắc-xin phòng viêm gan B và mũi 2 đối với các bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea.

3.4. Tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi

  • Tiêm vắc xin kết hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 3 (nếu tiêm vắc xin kết hợp 5 trong 1 thì tiêm thêm mũi viêm gan B).
  • Tiêm mũi 3 vắc-xin phòng tiêu chảy do Rotavirus gây ra.
  • Tiêm mũi 3 cho trẻ 4 tháng tuổi vắc xin phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa.

3.5. Các mũi tiêm phòng cho bé 6 tháng tuổi

  • Với trẻ 6 tháng tuổi cần tiêm mũi 1 vắc xin phòng bệnh cúm. Sau 1 tháng, tiếp tục tiêm mũi 2 cho bé.
  • Cho bé tiêm vắc-xin phòng viêm màng não do não mô cầu B,C. Lưu ý mũi 1 cách mũi 2 tối thiếu là 6 – 8 tuần (khoảng 2 tháng).

3.6. Tiêm phòng cho bé 9 tháng tuổi

  • Vắc xin phòng bệnh viêm màng não VA-MENGOC-BC (Cu Ba) (mũi 2).
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi: sởi đơn MVVac (Việt Nam).
  • Vắc xin Varilrix (Bỉ) để ngăn ngừa bệnh thuỷ đậu ở bé.
  • Tiêm vắc xin phòng chống Viêm não Nhật Bản: Imojev (Thái Lan).

3.7. Giai đoạn trẻ 12 tháng tuổi

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị và rubella cho bé. Dùng loại vắc xin 3 trong 1 MMR-II của Mỹ.
  • Nếu chưa tiêm Varilrix thì cần tiêm vắc xin Varivax/Varicella để phòng bệnh thủy đậu cho bé.
  • Tiêm mũi 1 vắc xin Jevax của Việt Nam để phòng bệnh viêm não Nhật Bản B. Tiêm 2 mũi sau khi tiêm mũi 1 khoảng 1 – 2 tuần.
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan A: Avaxim 80U/0.5ml. Tầm 6 – 8 tháng thì tiêm lại.
  • Tiêm mũi 4 vắc xi phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não cho bé.

3.8. Các mũi tiêm phòng cho bé 15 – 24 tháng tuổi

  • Tiêm mũi 4 vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1. Lưu ý nếu bé đã tiêm 5 trong 1 thì tiêm thêm mũi viêm gan B.
  • Viêm gan A: Tiến hành tiêm mũi nhắc lại.
  • Tiêm mũi 2 vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp) phòng bệnh cúm. Lưu ý sau 1 năm mới được cho trẻ tiêm mũi 3.

3.9. Tiêm phòng cho trẻ đủ 24 tháng tuổi

  • Tiêm vắc xin Menactra (Mỹ) để phòng chống bệnh viêm màng não do não mô cầu A,C,Y,W-135.
  • Tiêm mũi 3 vắc xin phòng chống viêm não Nhật Bản ở trẻ.
  • Tiêm vắc xin ngăn ngừa bệnh thương hàn (vắc xin Typhim VI/Typhoid VI) ở trẻ đủ 24 tháng tuổi.
  • Cho trẻ uống vắc xin Tả mORCVAX (Việt Nam) liều 1. Sau 2 tuần cho trẻ uống liều 2. Loại vắc xin này dành cho trẻ sống ở những vùng có nguy cơ bị bệnh cao.
Lịch tiêm phòng cho bé ba mẹ cần nhớ
Lịch tiêm phòng cho bé theo tháng (Nguồn: Sưu tầm)

3.10. Các mũi tiêm phòng cho bé từ 3 tuổi trở lên

  • Tiêm mũi nhắc lại vắc xin phòng bệnh quai bị, sởi và rubella.
  • Với vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac Tetra (Hà Lan) phòng bệnh cúm cần tiêm nhắc lại hàng năm.
  • Tiêm mũi nhắc lại vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A, C, Y, W – 135 gây ra cho bé.
  • Khi bé được 5 tuổi tiêm mũi nhắc lại vắc phòng bệnh viêm não Nhật Bản B. Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần cho đến khi bé 15 tuổi.
  • Từ 4 tuổi trở lên tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt cho bé. Với loại vắc xin này thì cứ 10 năm tiêm nhắc lại 1 lần.

4. Cần lưu ý gì khi tiêm phòng cho bé?

Cần lưu ý khám sàng lọc thật kỹ tình trạng của bé trước khi bắt đầu tiêm phòng. Cho bé tiêm đầy đủ và đúng theo lịch tiêm phòng. Vì tiêm phòng cho bé sẽ tuỳ thuộc vào tháng, độ tuổi và tình trạng sức khoẻ của bé. Khi tiến hành tiêm vắc xin cho bé cần lưu ý những điểm sau:

  • Cần cho bé khám sàng lọc trước khi tiêm để nắm rõ tình trạng sức khoẻ của bé. Tránh trường hợp bé bị dị ứng với một số thành phần có trong vắc xin và một số phản ứng khác. Từ đó bắc sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bé.
  • Ba mẹ cần lưu giữ phiếu và sổ tiêm chủng để theo dõi tình trạng sau khi tiêm cũng như lịch tiêm chủng cho bé.
  • Cần theo dõi tình trạng của bé tại nơi tiêm phòng tầm 30 phút và theo dõi tại nhà 24 giở sau khi tiêm. Nếu thấy bé có bất kỳ biểu hiện gì khác thường sau khi tiêm nên đưa bé đến cơ sở y tế.

Ba mẹ cần theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé sau khi tiêm để kịp thời xử lý.

5. Những trường hợp không được tiêm phòng cho bé

Trường hợp không được cho bé tiêm phòng
Những trường hợp không được tiêm phòng cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

Ba mẹ cần đưa bé đi khám sàng lọc trước khi bắt đầu tiêm phòng. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thể biết được tình trạng sức khoẻ của bé. Từ đó biết được bé có đủ điều kiện để tiêm phòng vắc xin hay không? Dưới đây là một số trường hợp không được tiêm phòng cho bé:

  • Không tiến hành tiêm phòng đối với những bé có tiền sử sốc hay dị ứng nặng với vắc xin được tiêm trước đó.
  • Nhứng bé có các cơ quan như hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, tim, gan, thận,… bị suy yếu cũng không nên tiêm phòng.
  • Trẻ sinh sinh ra tự mẹ nhiễm HIV mà không điều trị dự phòng lây truyền thì không được tiêm vắc xin phòng bệnh lao.
  • Các trường hợp chống chỉ định khác với từng loại vắc xin cụ thể.

Bác sĩ cần đánh giá tình trạng sức khoẻ của bé trước khi tiêm phòng. Thông qua việc đo thân nhiệt, nhịp thở, nhịp tim và các giác quan khác để kịp thời phát hiện ra những trường hợp bé không được tiêm phòng vắc xin.

>> Xem thêm:

Lịch tiêm phòng cho bé từ 0 – 24 tháng

Cách hạ sốt nhanh cho trẻ an toàn và đầy đủ

Bài trướcThai nhi tuần 40 nặng bao nhiêu kg? Mẹ cần lưu ý gì?
Bài tiếp theoTrẻ bị sổ mũi, hắt hơi làm sao cho khỏi bệnh?