Sức Khoẻ

Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải và cách điều trị bệnh hiệu quả

Đau bụng dưới bên phải thường gây ra nhiều vấn đề về bệnh lý khác nhau. Nếu chủ quan và không đi khám thì sẽ khiến cho cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh về gan, thận. Chính vì thế mà bạn đọc cần phải tìm hiểu kỹ về nguyên nhân này để có cách phòng ngừa hiệu quả. Hãy cùng theo chân website Healthcare 247 để tìm hiểu bạn nhé!

1. Đau bụng dưới bên phải là bệnh gì?

Đau bụng dưới bên phải thường là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý liên quan chủ yếu đến gan, túi mật, bàng quang hoặc ruột thừa. Bởi vì liên quan đến khá nhiều bệnh lý nên đây được xem là triệu chứng khá phức tạp. Bệnh đau bụng dưới bên phải thường xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau từ người trẻ cho đến người cao tuổi. Vì thế mà nên khám định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện bệnh. 

2. Tổng hợp các nguyên nhân gây đau bụng dưới bên phải

2.1 Nguyên nhân thông thường

Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân thường thấy ở nhiều đối tượng khác nhau. Điều này kéo theo các triệu chứng như khó tiêu, táo bón, ợ chua và có cảm giác nôn mửa. Khi lượng axit ở dạ dày dâng lên quá cao sẽ gây ra áp lực cho vùng thượng vị và tạo cảm giác hơi nhói. 

2.2 Nguyên nhân đau bụng dưới bên phải ở nữ giới

Nguyên nhân gây nên đau bụng dưới bên phải ở nữ giới khá đa dạng và phức tạp. Ở một nữ giới do sự hình thành của bộ phận sinh sản có sự khác biệt, điều này khiến mắc các bệnh như lạc nội cổ tử cung, u nang buồng trứng

Một số trường hợp khác là do đau bụng kinh, viêm vùng chậu cũng có thể dẫn đến đau bụng dưới. Các cơn đau kéo dài có thể khiến cho nữ giới mất sức, mệt mỏi và có khi dẫn đến vô sinh. 

2.3 Nguyên nhân đau bụng dưới bên phải ở nam giới

2.3.1 Xoắn tinh hoàn

Tinh hoàn ở nam giới khi bị xoắn lại có thể gây nên các triệu chứng đau bụng dưới khi ngồi xuống hoặc nằm ngủ. Nếu để lại lâu dài mà không điều trị xoắn tinh hoàn sẽ khiến các cơn đau kéo dài nhiều hơn nữa. 

2.3.2 Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn thường xảy ra ở nam giới khi bước vào độ tuổi trung thành. Vùng bẹn được hình thành có những lỗ tự nhiên, trong quá trình cơ thể có những thay đổi về sinh lý thì các bộ phận sinh dục dần hình thành.

Khi những lỗ này giãn rộng, một phần các tạng trong ổ bụng như ruột, mạc nối lớn chui qua lỗ này, gọi là thoát vị. Chính vì thế mà khi thoát vị bẹn, nam giới có cảm giác đau nhức ở vùng thượng vị. 

3. Đau bụng dưới bên phải có thể là dấu hiệu của bệnh gì?

3.1 Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa thường kéo theo những cơn đau nhức ở bụng phải, điều này khiến người bệnh cảm thấy khá khó khăn khi ngồi xuống. Nếu trong kịp thời phẫu thuật để cắt đoạn ruột thừa sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. 

3.2 Sỏi thận

Sỏi thận là nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới phải hay không thì câu trả lời là chưa chắc. Bởi khi bị sỏi thận thường có nhiều biểu hiện đặc trưng khác nhau đi tiểu nhiều, tiểu rắt hơn bình thường. Chính vì thế mà bạn cần phải tiến hành những xét nghiệm cụ thể để khám chữa trị kịp thời. 

3.3 Nhiễm trùng đường tiết niệu

Hệ tiết niệu của cơ thể bao gồm những cơ quan chính như hai niệu quản, hai quả thận, bộ phận bàng quang và niệu đạo. Thận đóng vai trò là màng lọc máu và đào thải những chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Khi nhiễm trùng đường tiết niệu khiến các chất này ứ đọng ở vùng thượng vị. Lâu ngày dẫn đến các cơn đau và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.  

3.4 Bệnh viêm ruột (IBD)

Bệnh viêm ruột hay còn được viết tắt bằng thuật ngữ tiếng anh là IBD. Bệnh được phân thành 2 loại cơ bản là bệnh Crohnviêm loét đại tràng. Đây là hiện tượng viêm nhiễm niêm mạc, dẫn đến hệ tiêu hóa bị đình trệ trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi đó kéo theo những triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi. 

3.5 Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích (IBS) sẽ gây nên tình trạng đau bụng tái phát. Người bệnh sẽ phải đi đại tiện nhiều lần trong ngày, khiến cho cơ thể bị mệt mỏi và mất rất nhiều nước, chất điện giải.

4. Các cách chẩn đoán đau bụng dưới bên phải hiện nay

Nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu như đau bụng dưới bên phải thì bạn cần nên đến bệnh viện gần nhất để nội soi. Khi đó, các bác sĩ sẽ dùng những cánh tay robot chuyên dụng để tìm ra nguyên nhân, từ đó có cách xử lý tốt nhất.

Ngoài ra, một số trường hợp khác cần phải tiến hành thử máu mới có thể biết được là bệnh gì rồi mới điều trị. 

5. Cách điều trị đau bụng dưới bên phải

  • Trường hợp bị đau bụng dưới bên phải do vi khuẩn gây viêm nhiễm ở đường tiêu hóa: Bác sĩ sẽ cho dùng các loại thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn và làm lành các vùng niêm mạc bị tổn thương trước đó.
  • Đau bụng cho viêm bàng quang hoặc viêm ruột thừa hoặc u nang buồng trứng thì cần phải tiến hành các ca phẫu thuật hoặc xạ trị.
  • Khi bị đau bụng mà bạn không biết là bệnh gì thì không nên tự ý mua thuốc vì có thể dẫn đến các kích ứng gây hại cho cơ thể.

6. Giải pháp phòng ngừa đau bụng bên phải

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung chất xơ cho cơ thể.
  • Hạn chế dung nạp các đồ uống có cồn hoặc chứa chất kích thích.
  • Để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, cần tập thói quen uống nước ép trái cây.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời.

Nên bổ sung nhiều chất xơ để phòng ngừa đau bụng dưới bên phải

Qua bài viết trên, mong mang đến cho các bạn kiến thức thêm mức độ nguy hiểm của đau bụng dưới bên phải cũng như những phương pháp điều trị hiệu quả. Ngoài ra, tại website Healthcare 247 chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về các bệnh thường gặp, trong đó bao gồm các bệnh tiêu hoá khác như: đau bao tử, đau bụng trên, trào ngược dạ dàyrối loạn tiêu hoá,…

Hơn thế nữa, trang web còn tích hợp thêm những tiện ích như giải đáp câu hỏi, tìm địa chỉ bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc, nha khoa trên toàn quốc. Để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình thì hãy cùng Healthcare 247 cập nhật những thông tin y tế mới nhất bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

Đau bụng dưới – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK412/

Đau bụng dưới bên phải ở nữ giới – https://www.medicalnewstoday.com/articles/323796

Cách chữa trị – https://medlineplus.gov/ency/article/003120.htm

adminHealth

Recent Posts

Sự khác biệt giữa vàng da sơ sinh và vàng da bệnh lý

Khi trẻ sơ sinh bắt đầu xuất hiện dấu hiệu vàng da. Ba mẹ đừng…

18 giờ ago

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng kêu ọc ọc, mẹ cần lưu ý điều gì?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng gây ra không ít lo lắng và phiền muộn…

18 giờ ago

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh: Lưu ý khi sử dụng

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh là phương pháp tuyệt vời để vệ…

19 giờ ago

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc và cách khắc phục nhanh chóng

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến…

20 giờ ago

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa khi trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón là có thể gây khó khăn và khó chịu…

20 giờ ago

Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh đúng cách, an toàn cho bé

Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh là một phần quan trọng trong việc…

21 giờ ago