Chăm sóc trẻ

Trẻ sơ sinh bị khò khè: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Trẻ sơ sinh bị khò khè khó thở là tình trạng thường thấy. Nguyên nhân là do đường hô hấp dưới của trẻ bị tắc nghẽn. Điều này khiến mẹ rất lo lắng và không biết làm thế nào để khắc phục. Dưới đây là một số những chia sẻ về tình trạng khò khè ở trẻ sơ sinh các mẹ có thể tham khảo.

1. Cách nhận biết tình trạng trẻ sơ sinh bị khò khè

Khò khè là tiếng thở bất thường của trẻ có thể nghe bằng cách áp sát tai vào gần miệng bé. Khi thấy trẻ thở dài và gắng sức có nghĩa là tình trạng thở khò khè ở trẻ đã nặng hơn.

Tuy nhiên nhiều lúc không thể nghe thấy tiếng khò khè ở trẻ bằng tai. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ dùng ống nghe để có thể xác định chính xác triệu chứng của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị khò khè (Nguồn: Sưu tầm)

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khò khè

  • Có thể là do trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới.
  • Bị các bệnh như hen suyễn, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi.
  • Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như có dị vật trong đường thở của bé, bị phù phổi, bé bị dị tật bẩm sinh của viêm phế quản, thậm chí là phế quản bị chèn ép. Khi bị tác động bởi những nguyên nhân trên, trẻ sẽ bị khò khè.

3. Tình trạng thở khò khè ở trẻ có nguy hiểm không?

3.1. Tiếng khò khè của trẻ nghe như tiếng huýt sáo

Những âm thanh như tiếng huýt sáo xảy ra khi lỗ thông khí của bé bị thu hẹp lại vì dịch nhầy hoặc sữa bột. Tình trạng này sẽ cản trở quá trình hô hấp của bé. Vì vậy gây nên tiếng huýt sáo mỗi khi bé hô hấp.

3.2. Âm thanh phát ra khi trẻ sơ sinh bị khò khè có tiếng khàn

Việc trẻ sơ sinh bị khò khè có tiếng khàn thường là biểu hiện của viêm thanh khí phế quản. Điều này sẽ làm cho thở bị hẹp đi, hơi thở trở nên nặng nề hơn. Vì thế khi thanh quản tắc nghẽn nên mới xuất hiện tiếng khàn khi trẻ bị khò khè.

3.3. Tiếng thở khò khè ở trẻ sơ sinh

Khi bé bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới hay mắc các bệnh lý như viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản có nghĩa là bé đang bị thở khò khè.

3.4. Viêm phổi dẫn đến việc trẻ thở dốc

Tình trạng này khá nguy hiểm nên cha mẹ cần kiểm tra cẩn thận và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, cũng cần phải xử lý tình trạng mắc dị vật đường thở hay dị tật bẩm sinh để tránh nguy hiểm về sau cho trẻ.

4. Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị khò khè?

Trẻ thấy khó chịu khi bị khò khè (Nguồn: Sưu tầm)

4.1. Sử dụng dung dịch nước mũi để vệ sinh mũi, họng

Một trong những phương pháp an toàn là vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch bụi bẩn, dịch nhầy trong khoang mũi của trẻ. 

Khi khoang mũi của bé được làm sạch thì đường hô hấp cũng thông thoáng hơn. Trẻ có thể hít thở một cách thoải mái mà không còn bị khò khè nữa.

Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý những điểm sau:

  • Chỉ nhỏ 1 -2 giọt đối với trẻ sơ sinh vì niêm mạc mũi trẻ còn yếu, dễ bị tổn thương.
  • Không vệ sinh khi trẻ đang ngủ, ăn hoặc bú vì trẻ có khả năng quấy khóc, không hợp tác.
  • Để đạt hiệu quả tốt và giữ ấm cho đường thở của bé cha mẹ nên làm ấm nước muối trước.
  • Vệ sinh một cách nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương, viêm nhiễm niêm mạc mũi của trẻ.

4.2. Dùng các loại tinh dầu

Có thể sử  dụng các loại tinh dầu để xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị khò khè. Cha mẹ có thể sử dụng một số loại tinh dầu như tinh dầu tràm, bạc hà, bưởi,…. để giúp khoang mũi bé thông thoáng hơn. 

Trước khi sử dụng tinh dầu để xử lý tình trạng khò khè của bé cha mẹ nên kiểm tra xem trẻ có bị dị ứng hay không và lưu ý  không được dùng trực tiếp lên da bé.

4.3. Dùng nước ấm xử lý khi trẻ sơ sinh bị khò khè

Cho trẻ uống nước ấm hàng ngày sẽ hỗ trợ giữ ấm cho cơ thể trẻ và giảm tình trạng khò khè của trẻ. Ngoài ra, khi tắm hoặc xông hơi cho bé cha mẹ nên dùng nước ấm. Vậy sẽ giúp bé hạn chế bị bệnh hơn và tránh được các tác nhân gây bệnh khác.

4.4. Dùng các loại thảo dược thiên nhiên

Có thể sử dụng lá hẹ, lá húng chanh, diếp cá, mật ong,…. để xử lý khò khè ở trẻ. Các loại thảo dược này đều có khả năng kháng viêm, tiêu đờm và mát cổ họng giúp làm giảm khò khè ở trẻ.

>> Xem thêm:

adminHealth

Recent Posts

Cách mua băng vệ sinh cho bạn gái “chuẩn chỉnh”

Mỗi khi đến “ngày rụng dâu” các bạn gái thường đắn đo nên dùng loại…

2 ngày ago

Sự khác biệt giữa vàng da sơ sinh và vàng da bệnh lý

Khi trẻ sơ sinh bắt đầu xuất hiện dấu hiệu vàng da. Ba mẹ đừng…

3 ngày ago

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng kêu ọc ọc, mẹ cần lưu ý điều gì?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng gây ra không ít lo lắng và phiền muộn…

3 ngày ago

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh: Lưu ý khi sử dụng

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh là phương pháp tuyệt vời để vệ…

3 ngày ago

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc và cách khắc phục nhanh chóng

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến…

3 ngày ago

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa khi trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón là có thể gây khó khăn và khó chịu…

3 ngày ago