Trẻ mấy tháng tuổi biết ngóc đầu và các cột mốc quan trọng của bé

0
356
trẻ mấy tháng biết ngóc đầu
trẻ mấy tháng biết ngóc đầu
Quảng Cáo

Một trong những cột mốc quan trọng mà trẻ sơ sinh cần đạt được trong những tháng đầu đời là biết ngóc đầu. Vậy trẻ mấy tháng biết ngóc đầu và kiểm soát được phần đầu của mình? Bài viết dưới đây sẽ trả lời chi tiết vấn đề quan trọng này cho bạn. 

Trẻ mấy tháng biết ngóc đầu và các cột mốc quan trọng của bé
Trẻ mấy tháng biết ngóc đầu, nâng đầu (Nguồn: Sưu tầm)

1. Trẻ mấy tháng biết ngóc đầu? 

Vào những năm tháng đầu đời, trẻ sơ sinh có nhiều kỹ năng phải học để phát triển. Trước khi bé biết lật, ngồi, đi,… bé cần có khả năng ngóc đầu trước. 

Trẻ sơ sinh có thể ngóc đầu khi được khoảng hai tháng tuổi. Đến tháng thứ 4, bé có thể kiểm soát được phần đầu khi được đặt ở tư thế ngồi. Cơ cổ và khả năng kiểm soát đầu của trẻ sẽ ổn định nhất sau 6 tháng tuổi. 

Vậy là bố mẹ đã biết ‘trẻ mấy tháng biết ngóc đầu’, nâng đầu rồi phải không nào. Việc của bố mẹ tiếp theo chính là giúp bé cải thiện và nâng cao kỹ năng kiểm soát đầu. 

2. Làm thế nào để trẻ sơ sinh học cách kiểm soát phần đầu của mình?

Thông thường khoảng 6 tháng là trẻ đã bắt bắt đầu cứng cổ. Tuy nhiên, mỗi bé có sự phát triển khác nhau nên con số 6 tháng chỉ mang tính chất tương đối. Dưới đây là thông tin thêm về thời điểm và cách thức bé học được cách kiểm soát phần đầu của mình.

2.1. Giai đoạn 1: Nâng đầu sớm trong lúc nằm sấp

Trong những ngày đầu đời, các bé chưa thể ngẩng đầu lên được. Nhưng điều đó sẽ nhanh chóng thay đổi.

Nếu bố mẹ cho trẻ nằm sấp, bố mẹ cũng có thể thấy bé cố gắng nâng đầu lên đủ để xoay đầu. Việc luyện tập này rất quan trọng cho việc kiểm soát đầu của bé sau này. Nó giúp bé phát triển các cơ xung quanh vai, cánh tay và lưng; giúp bé trở nên linh hoạt hơn sau này.

Trẻ sơ sinh có thể chưa hứng thú lắm với các hoạt động hoặc thảm chơi. Nhưng việc đặt trẻ nằm sấp vài lần mỗi ngày, mỗi lần vài phút sẽ giúp trẻ luyện tập các cơ. Tuy nhiên, bố mẹ cần đảm bảo luôn ở cạnh bé để con không ngủ quên khi nằm sấp. 

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho con nằm sấp trên ngực, đùi hoặc bụng của bạn. Điều này còn giúp bé tương tác với bố mẹ nhiều hơn. 

2.2. Giai đoạn 2: Nâng đầu và ngực

Khi tròn 3 tháng tuổi, trẻ bắt đầu nâng đầu lên một góc 45 độ và cũng có thể nâng ngực lên một phần khỏi sàn.

Lúc này, thị giác của trẻ đã phát triển hơn. Những vật dụng, thảm chơi có thể hấp dẫn hơn so với tháng đầu tiên. Trẻ dễ bị thu hút bởi các thiết kế hình học và hoa văn. Vì vậy, một tấm thảm hoặc chăn bắt mắt sẽ có lợi cho bé ở giai đoạn này.

Bố mẹ cũng có thể đặt một món đồ chơi ngoài tầm với của trẻ hoặc nằm cách xa bé một khoảng. Điều này sẽ thúc đẩy bé trườn về phía bố mẹ hoặc đồ vật để lấy được món đồ. 

Đây cũng là thời điểm tuyệt vời để bố mẹ bắt đầu nâng đỡ trẻ . Với sự hỗ trợ này, trẻ có thể có một cái nhìn rõ hơn về xung quanh mình và tạo động lực để trẻ tiếp tục tập nâng đầu lên.

Sau đó, trẻ sẽ bắt đầu biết trườn. Lúc này, trẻ có thể nâng ngực lên và giữ đầu một góc 90 độ trong khoảng thời gian ngắn. Bố mẹ cần lưu ý quan sát khi trẻ thực hiện những động tác này để tránh gây tổn thương cho trẻ. 

2.3. Giai đoạn 3: Kiểm soát toàn bộ phần đầu.

Khi được 6 tháng, hầu hết cơ cổ và phần trên cơ thể của bé đã khá cứng cáp. Trẻ đã có thể quay đầu từ bên này sang bên kia và lên xuống. Nếu bé vẫn chưa kiểm soát tốt phần đầu của mình, bố mẹ nên lưu ý một số điều sau: 

Cho con ngồi thẳng trên đùi bố mẹ hoặc tựa vào gối. Điều này cho phép bé tập tự ngẩng đầu lên an toàn và giúp hỗ trợ phần lưng.

Cho con ngồi trong nôi sẽ giúp bé ngồi thẳng đứng khi bạn làm việc. 

Đặt trẻ nằm ngửa trên thảm chơi hoặc nôi có các đồ vật treo phía trên, giúp bé tập ưỡn người để chạm đến các vật bé muốn.

Em bé sẽ có xu hướng tự nhiên vươn lên theo những gì chúng nhìn thấy, tăng cường các cơ ở cổ, lưng và vai.

Trẻ sơ sinh thích chơi đồ treo

3. Những điểm cần lưu ý khi trẻ trong quá trình kiểm soát phần đầu

Trong vài tháng đầu tiên, bố mẹ sẽ cần phải nâng đỡ cổ và đầu của trẻ khi bế trẻ. Bố mẹ nên:

  • Thường xuyên đặt con nằm sấp khi con thức, giúp tăng cường cơ cổ.
  • Từ 3 đến 6 tháng, bố mẹ có thể cho bé ngồi ở nơi an toàn, có nhiều gối đỡ cổ và đầu. Dùng gối hoặc đặt trẻ trên đùi bạn, lưng dựa vào bạn, giúp bé quan sát thế giới xung quanh. 
  • Không để trẻ ngồi một mình mà không giám sát vì trẻ có thể bị lật bất cứ lúc nào.
  • Khi bế bé, bố mẹ hãy trượt một tay xuống dưới bả vai để nâng đầu và cổ bé lên trong khi dùng tay kia để nâng mông bé.
  • Tất cả các ghế ngồi trên ô tô, xe đẩy cho trẻ sơ sinh đều phải được cố định ở độ nghiêng phù hợp với độ tuổi của bé. Nếu đầu của bé hướng về phía trước, hãy điều chỉnh lại góc ngồi của trẻ.

>>> Tìm hiểu thêm:

Những điểm cần lưu ý khi trẻ trong quá trình kiểm soát phần đầu

4. Bố mẹ cần làm gì nếu trẻ không thể ngóc đầu lên?

Mỗi trẻ có quá trình phát triển khác nhau. Một số bé học được những kỹ năng nhanh hoặc chậm hơn những em bé khác. Trẻ sinh non có thể đạt được mốc này và các mốc khác muộn hơn so với các bạn cùng tuổi. Với các bé sinh đủ ngày, sau 4 tháng tuổi, nếu trẻ không thể ngẩng đầu lên, bố mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ nhi khoa. Đây có thể là biểu hiện của sự chậm phát triển tinh thần hoặc chậm phát triển vận động. 

Trên đây, bài viết đã giải đáp cho bố mẹ trẻ mấy tháng biết ngóc đầu, Hy vọng, bố mẹ đã biết cách luyện tập cho bé cưng ngẩng đầu dễ dàng. Hành trình chăm con luôn cần sự kiên nhẫn và thông thái. Huggies sẽ đồng hành cùng bạn để việc chăm con trở nên dễ dàng hơn. 

Nguồn tham khảo:

When Can Babies Hold Their Head Up? – Healthline

When and How Babies Lift Their Heads Up – What to Expect

Bài trướcLịch mọc răng của bé ba mẹ cần biết
Bài tiếp theoĐặt tên ở nhà cho bé trai độc lạ và hay 2022 không phải ai cũng biết