Mẹ & Bé

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè, mẹ cần phải xử lý thế nào?

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là hiện tượng thường thấy làm cho nhiều bậc cha mẹ cảm thấy hoang mang, lo lắng. Hơn nữa, nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách điều trị khi phát hiện trẻ bị nghẹt mũi.

1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là tình trạng dịch nhầy bị ứ đọng làm nghẹt khoang mũi. Gây khó khăn trong quá trình hô hấp của trẻ. Tình trạng này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy khó thở, thậm chí là quấy khóc. Điều này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và việc ăn uống của bé.

Khi thấy trẻ bỏ ăn hoặc liên tục đòi bế thì hãy kiểm tra ngay. Vì có thể bé đang bị khó thở do nghẹt mũi. Ngoài ra, nếu bé xuất hiện những dấu hiệu sau thì cần lập tức kiểm tra:

  • Chảy nước mũi, hắt hơi nhiều.
  • Trong khoang mũi bé có nhiều vảy đặc.
  • Hơi thở nặng và thậm chí là ngáy.
Bé sơ sinh bị nghẹt mũi ảnh hưởng đến sức khỏe và việc ăn uống của trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tìm hiểu thêm:

2. Nguyên nhân gây ngạt mũi khó thở ở bé sơ sinh

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị nghẹt mũi:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nghẹt mũi ở trẻ. Khi thời tiết đột ngột chuyển từ lạnh sang nóng và ngược lại bé sẽ bị sổ mũi. Điều này là do dịch nhầy bị ứ đọng gây nghẹt mũi, khó thở.
  • Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị vi khuẩn, vi rút gây bệnh xâm nhập vì sức đề kháng của bé còn yếu. Vi rút xâm nhập dẫn đến việc bé bị nghẹt mũi, sổ mũi gây khó chịu.
  • Khi bé bị nghẹt mũi, sổ mũi có thể kèm theo các triệu chứng khác liên quan như sốt, ho, cảm cúm, hắt hơi,…
  • Đặc biệt với trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi dưới 1 tuổi có thể là do đường hô hấp của bé chưa được hút sạch nước nhầy có trong bào thai.

3. Làm thế nào điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả?

Bước đầu tiên cần phải giúp bé vệ sinh sạch dịch nhầy có trong khoang mũi. Sau đó có thể thực hiện theo các cách dưới đây:

3.1. Sử dụng nước muối sinh lý

Đây là cách được nhiều bậc cha mẹ áp dụng vì đơn giản, dễ thực hiện mà hiệu quả mang lại rất tốt. Chỉ cần cho bé nằm ngửa và nhỏ khoảng 1 – 2 giọt vào từng bên mũi. Nước muối sinh lý sẽ giúp làm mềm các dịch nhầy giúp mũi thông thoáng bé sẽ dễ thở hơn.

Cách này tuy đơn giản, hiệu quả nhưng không nên lạm dụng quá vì có thể sẽ làm khô dịch mũi của bé. 

3.2. Sử dụng bóng hút mũi

Nếu như trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi lâu ngày, cha mẹ nên mua dụng cụ hút mũi để giúp trẻ làm sạch các dịch nhầy. Để hút dễ dàng hơn nên nhỏ vài giọt nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy trước. Đồng thời, cần phải vệ sinh, sát khuẩn dụng cụ hút thật sạch. 

Phụ huynh lưu ý không quá lạm dụng phương pháp này vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi của trẻ nhỏ.

3.3. Dùng máy làm ẩm trong phòng của bé

Nên giữ phòng của bé sạch sẽ, thoáng mát và cần có độ ẩm phù hợp sẽ giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ.

3.4. Chườm nước nóng lên tai cho bé

Chườm nước nóng lên tai bé khoảng 10 – 15 phút trước khi đi ngủ để giúp bé hạn chế bị nghẹt mũi. Thêm vào đó, sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ ngủ hơn.

3.5. Thoa dầu và massage lòng bàn chân cho bé

Khi thấy bé có các triệu chứng hãy dùng dầu nóng thoa vào lòng bàn chân bé và massage để giữ ấm. Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh này mang lại hiệu quả khá tốt.

3.6. Massage cánh mũi và sử dụng nước ấm để tắm cho bé

Cách này nên được thực hiện ngay sau khi vệ sinh khoang mũi cho bé bằng nước muối sinh lý. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ hoặc 2 ngón trỏ vuốt nhẹ dọc 2 bên sống mũi. Như vậy sẽ giúp bé dễ thở hơn. 

Điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý (Nguồn: Sưu tầm)

4. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết – Khi nào cần đến bác sĩ khám?

Rất khó để xác định cụ thể khoảng thời gian trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết. Bệnh tình của bé diễn ra ngắn hay dài còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây nghẹt mũi, thế chất của bé và cách chăm sóc của bố mẹ,…

Nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi do dị ứng thời tiết thì trong vòng 5 đến 7 ngày bé sẽ khỏi. Ngược lại, nếu như bé bị nghẹt mũi do bệnh lý, thì thời gian khỏi tình trạng này có thể kéo dài hơn.

Nếu bé bị nhẹ, bố mẹ có thể xử lí nghẹt mũi tại nhà. Song nếu bé có những biểu hiện dưới đây, bố mẹ cần kịp thời đưa bé đến bác sĩ:

  • Bé thường xuyên sốt cao.
  • Bé khó thở hoặc thở rất nhanh.
  • Chất nhầy trong mũi bé có màu xanh hoặc vàng.
  • Trẻ khó chịu ở tai, sưng trán, mũi hoặc má.
  • Trẻ quấy khóc nhiều và có biểu hiện đau đớn.
  • Bé phát ban, biếng ăn,…
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi cần đến bác sĩ nếu tình hình nghiêm trọng (Nguồn: Sưu tầm)

5. Mẹo chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi các bậc cha mẹ cần lưu ý những mẹo sau để tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé:

  • Không được tự ý dùng mẹo dân gian chưa qua kiểm duyệt để chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh.
  • Không tự ý sử dụng thuốc co mạch hay kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì chưa biết rõ tình hình của bé nếu dùng sai thuốc sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
  • Không được dùng miệng để hút dịch nhầy trong khoang mũi cho bé để tránh vi khuẩn từ miệng xâm nhập làm trầm trọng thêm tình trạng nghẹt mũi của bé. Thậm chí là sẽ gây ra nhiều bệnh lý liên quan khác.
  • Không nên kiêng tắm để tránh vi khuẩn có cơ hội tấn công và ủ bệnh cho bé. Thay vì kiêng tắm nên tắm nhanh và sử dụng nước ấm để vệ sinh cho bé.
  • Không nên quấn quá nhiều tã sẽ khiến bé cảm thấy nóng, không thoải mái và cũng gây khó thở.
  • Nên đưa bé đến các cơ sở y tế để khám và điều trị ngay nếu như thấy tình trạng không cải thiện hoặc không rõ nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ một cách tự nhiên

6. Cách phòng tránh việc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

6.1. Luôn giữ cho nhà cửa được thông thoáng và sạch sẽ

Nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát sẽ tránh được các tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp, làm tăng khả năng tiết dịch nhầy ở khoang mũi gây nghẹt mũi của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, không nên hút thuốc và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng. 

6.2. Cần cho bé uống sữa mẹ nhiều

Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn các loại sữa bột vì thế nên cho trẻ uống nhiều hơn. Vừa giúp trẻ bổ sung nước vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng sẽ nâng cao sức đề kháng của trẻ.

6.3. Nên thường xuyên vệ sinh mũi họng cho bé

Mũi họng nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Vì thế, nên cần phải vệ sinh khoang mũi cho bé thường xuyên. Có thể sử dụng nước muối sinh lý nhưng không nên thực hiện nhiều lần trong ngày.

>>> Có thể mẹ quan tâm:

Trên đây, bài viết đã cũng cấp cho bố mẹ dấu hiệu cũng như cách chữa trị khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp bố mẹ có biết được tình trạng sức khỏe của con và có hướng điều trị kịp thời. Nếu bố mẹ cần giải đáp chi tiết, hãy liên hệ VNCare để được tư vấn nhanh nhất nhé!

Nguồn tham khảo:

adminHealth

Recent Posts

Các loại băng vệ sinh mặt bông thấm hút và chống tràn tốt nhất hiện nay

Băng vệ sinh mặt bông là loại băng ưa chuộng của chị em phụ nữ…

3 ngày ago

Kích thước băng vệ sinh bao nhiêu là phù hợp

Hiện nay, băng vệ sinh được thiết kế với rất nhiều phiên bản khác nhau,…

3 ngày ago

Cách trị hăm tã cho bé an toàn và hiệu quả tại nhà

Bé bị hăm tã là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe…

6 ngày ago

Top 3 thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh an toàn, mẹ yên tâm

Bé bị hăm tã khiến bé khó chịu và quấy khóc. Mẹ lo lắng và…

6 ngày ago

Cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng chuẩn nhất

Băng vệ sinh là thứ không thể thiếu đối với chị em phụ nữ mỗi…

6 ngày ago

Cách mua băng vệ sinh cho bạn gái “chuẩn chỉnh”

Mỗi khi đến “ngày rụng dâu” các bạn gái thường đắn đo nên dùng loại…

1 tuần ago