Chăm sóc cơ thể

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Dấu hiệu nhận biết

Vết thương tầng sinh môn gây nên chủ yếu do rạch tầng sinh môn khi phụ nữ sinh thường, hoặc phần nhỏ do bị thương dẫn tới rách. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ khâu tầng sinh môn tùy theo mức độ rách của bạn. Vậy vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Tầng sinh môn là khu vực của cơ thể nằm giữa xương mu và xương cụt, bao gồm phần đáy chậu và các cấu trúc xung quanh. Bộ phận này chính là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo có chiều dài khoảng 3 – 5 cm. Tầng sinh môn có vai trò rất quan trọng trong việc giao hợp, tiếp nhận tinh trùng và nuôi dưỡng thai nhi.

Thông thường vết khâu ở tầng sinh môn sau 2 – 4 tuần sẽ lành da, sau một tháng có thể hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra, thời gian lành vết khâu tầng sinh môn còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người cũng như cách chăm sóc.

>>> Xem thêm: Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Lưu ý mẹ cần nắm

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? (Nguồn: Sưu tầm)

2. Hình ảnh và dấu hiệu vết khâu tầng sinh môn đang lành

Một trong những dấu hiệu cơ bản nhất để nhận biết vết khâu tầng sinh môn đang lành đó chính là vết thương không còn đau và sưng như lúc đầu, đồng thời tại vị trí khâu cũng không bị nhiễm trùng. Khi đó, vết khâu tầng sinh môn đã lành hẳn và các mẹ có thể yên tâm về vấn đề này vì vết khâu đang dần được lành hẳn. Dưới đây là hình ảnh minh họa vết khâu tầng sinh môn trong giai đoạn hồi phục bạn có thể theo dõi.

Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn lành và vết khâu bị nhiễm trùng

3. Làm gì để khâu tầng sinh môn mau lành?

3.1. Rửa vết khâu tầng sinh môn

Khi vệ sinh vùng vết khâu, mẹ có thể sử dụng bông, gạc y tế nhúng nước ấm rồi lau theo một chiều duy nhất. Bắt đầu từ âm đạo rồi kéo nhẹ về phía hậu môn. Tuyệt đối không lau đi lau lại nhiều chiều để tránh vi khuẩn từ hậu môn có thể tiếp xúc với vết thương.

3.2. Tắm đúng cách

Mẹ không cần quá lo lắng về chuyện vết thương sẽ tiếp xúc với nước. Bác sĩ cho phép mẹ sinh thường hoàn toàn có thể tắm rửa sau khi đã khâu vết rạch. Mặc dù vậy, khi tắm mẹ chỉ cần lau rửa nhanh bằng nước lã.

Không dùng vòi xịt thẳng lâu và mạnh vào vết thương vì lực nước sẽ dễ làm cho vết khâu bị bục chỉ cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Khi tắm xong mẹ nên dùng khăn thấm khô xung quanh vùng kín và vết khâu rồi đóng băng vệ sinh sạch sẽ.

3.3. Đi bộ nhẹ nhàng

Nhiều mẹ nghĩ rằng việc đi lại sẽ ảnh hưởng đến vết thương, nhưng hoàn toàn ngược lại, việc tập đi bộ sau sinh giúp lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giảm sưng và giúp vết khâu nhanh lành hơn. Vì vậy nên sau ngày đầu tiên, khi mẹ lấy lại sức và ngồi dậy bình thường được, hãy tập đi lại nhẹ nhàng xung quanh giường bệnh, hoặc tập đi ngoài hành lang khoa hậu sản.

Việc đi lại có thể gây khó khăn và đau trong những ngày đầu nhưng bạn hãy cố gắng tập luyện bằng cách: đi thẳng người, hai chân dang rộng ra một chút và bước đi tự tin.

Ngoài ra, để vết khâu tầng sinh môn, bạn nên có chế độ ăn uống dinh dưỡng như: vitamin A,E,C, thực phẩm giàu kẽm, selen,… nhằm giúp chống nhiễm khuẩn, mau lành vết thương.

3.4. Kiêng quan hệ tình dục

Sau sinh, mẹ cần kiễng cữ đúng cách để không ảnh hưởng đến vết thương tầng sinh môn. Lời khuyên chi tiết, bố mẹ có thể xem tại đây:

Quan Hệ Sau Sinh Thường Bao Lâu Thì Được? Cần Lưu Ý Gì?

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý (Nguồn: Sưu tầm)

4. Một số câu hỏi thường gặp

4.1. Ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành?

Một điểm mà các mẹ nên lưu ý để vết khâu tầng sinh môn mau lành là nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe. Cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất đạm như: thịt, các, trứng, lươn và các loại đậu,… Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, vitamin B12 để tiêu diệt các loại vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.

>>> Có thể hữu ích cho mẹ: Chế độ sau sinh nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé

4.2. Tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn là gì?

Một lưu ý mẹ nên nắm để tốt cho vết khâu tầng sinh môn đó chính là tư thế khi nằm. Mẹ nên nghỉ ngơi và nằm nghiên nhiều nhất có thể để giúp cơ thể thoải mái và giảm áp lực trên vết thương.

>>> Có thể hữu ích cho mẹ: Tư thế nằm tốt cho vết khâu tầng sinh môn của mẹ

4.3. Sau 1 tháng nút thắt chỉ khâu tầng sinh môn vẫn còn có sao không?

Điều này tùy thuộc vào tình trạng tổn thương của tầng sinh môn. Các bác sĩ sẽ xem xét và cắt chỉ khoảng sau 2 – 3 tuần tùy theo tình trạng vết thương. Và cần thêm 1 tuần để mẹ trở lại cảm giác như bình thường. Do đó nếu sau 1 tháng nút thắt chỉ vẫn còn thì mẹ nên đến cơ sở khám để được bác sĩ tư vấn và xem xét thêm

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành dành cho bạn. Để vết khâu nhanh lành và trở lại bình thường, bạn hãy thực hiện các cách chăm sóc khoa học, đúng phương pháp nhé!

>>> Xem thêm:

Nguồn tham khảo:

adminHealth

Recent Posts

Các loại băng vệ sinh mặt bông thấm hút và chống tràn tốt nhất hiện nay

Băng vệ sinh mặt bông là loại băng ưa chuộng của chị em phụ nữ…

22 giờ ago

Kích thước băng vệ sinh bao nhiêu là phù hợp

Hiện nay, băng vệ sinh được thiết kế với rất nhiều phiên bản khác nhau,…

23 giờ ago

Cách trị hăm tã cho bé an toàn và hiệu quả tại nhà

Bé bị hăm tã là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe…

4 ngày ago

Top 3 thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh an toàn, mẹ yên tâm

Bé bị hăm tã khiến bé khó chịu và quấy khóc. Mẹ lo lắng và…

4 ngày ago

Cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng chuẩn nhất

Băng vệ sinh là thứ không thể thiếu đối với chị em phụ nữ mỗi…

4 ngày ago

Cách mua băng vệ sinh cho bạn gái “chuẩn chỉnh”

Mỗi khi đến “ngày rụng dâu” các bạn gái thường đắn đo nên dùng loại…

7 ngày ago