Sức Khoẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một loại bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan trên diện rộng. Vì thế mà nếu thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu nóng sốt hay phát ban thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện. Hơn thế nữa, để phòng ngừa và có cách điều trị hiệu quả, cha mẹ cũng cần trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến bệnh. Website VNCare sẽ là nơi đáng tin cậy để bạn tìm hiểu về bệnh tay chân miệng ở trẻ em.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là bệnh gì?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một bệnh truyền nhiễm do virus gây nên, có biểu hiện đặc trưng là sốt và mụn nướcnổi mẩn đỏ trên da. Tuy nhiên, các nốt mụn này thường tập trung chủ yếu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở bên trong miệng. 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là bệnh gì?

Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi từ 3 cho đến 5 tuổi nên ở giai đoạn này cha mẹ phải chăm sóc trẻ thật kỹ. Các nước nhiệt đới, nơi mà có khí hậu nắng nóng thất thường cũng là nguy cơ mắc bệnh này rất cao. 

Bệnh có khả năng lây truyền cao khi tiếp xúc với các vật dụng sinh hoạt, đồ chơi, dịch nhầy của người bệnh. Nếu phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ không gây ra biến chứng nguy hiểm. Ngược lại có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tâm sinh lý của trẻ nhỏ. 

Nguyên nhân bị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Nguyên nhân bị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây nên bệnh tay chân miệng ở trẻ em là do nhóm virus đường ruột có tên Enterovirus. Hai chủng thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Tùy từng thể trạng của mỗi người mà chúng sẽ xâm nhập và gây ra nhiều triệu chứng đi kèm. 

Ngoài ra, bệnh tay chân miệng ở trẻ em được hình thành là do các loại vi khuẩn khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5). 

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì? 

Các dấu hiệu ban đầu dễ nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

  • Sốt cao
  • Phát ban và ở lòng bàn chân, bàn tay xuất hiện các nốt mụn nước, có nhân bên trong. Chúng thường tạo cảm giác ngứa ngáy, đau rát vá khiến cho trẻ em quấy khóc nhiều hơn.
  • Viêm loét miệng cũng là dấu hiệu dễ nhận biết khi bệnh đang khởi phát. Trẻ thường có cảm giác biếng ăn, khó tiêu hóa, thậm chí là nôn mửa.

Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em dễ nhận biết

Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ dạng nặng

  • Trẻ em có dấu hiệu sốt cao liên tục không thể hạ được.
  • Thường xuyên ngủ bị giật mình, thức giấc giữa đêm.
  • Mệt mỏi, lơ ngơ.
  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân, đặc biệt là lạnh ở tay và chân.
  • Trẻ thở nhanh, thở bất thường, thở gấp.
  • Trẻ có biểu hiện như run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.

Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng dạng nặng

Phân loại bệnh tay chân miệng ở trẻ em theo cấp độ

1. Tay chân miệng ở trẻ em cấp độ 1

Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh tay chân miệng và trẻ có dấu hiệu viêm loét ở khoang miệng. Tuy nhiên, đối với trẻ có hệ miễn dịch yếu hơn thì bệnh có thể gây nhiễm trùng da, kích ứng toàn thân. 

2. Tay chân miệng ở trẻ em cấp độ 2

Các cấp độ tay chân miệng ở trẻ em 

Trẻ bắt đầu có những dấu hiệu bị co giật ở hệ thần kinhgiảm thị lực. Đối với những trường hợp dưới 2 tuổi, bệnh sẽ có những chuyển biến nặng hơn như sốt cao 40 độ C, chân tay run rẩy, thay đổi giọng nói,…

3. Tay chân miệng ở trẻ em cấp độ 3

Tim mạch bắt đầu đập nhanh hơn, nhịp tim không ổn định và có thể dẫn đến suy tim. Vã mồ hôi và thị giác giảm cũng là những dấu hiệu dễ nhận biết ở giai đoạn 3 của bệnh tay chân miệng.  

4. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cấp độ 4

Giai đoạn 4 của bệnh tay chân miệng thì trẻ sẽ có dấu hiệu phù nề, thở nấc. Ngay lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu không trẻ có thể ngưng thở. 

Cách điều trị, phòng ngừa và chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng như thế nào?

1. Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

  • Khi trẻ có biểu hiện sốt cao: Cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt hoặc dùng miếng dán hạ sốt.
  • Co giật hoặc lạnh tay chân: Nên đưa trẻ đến cơ sở ý tế gần nhất để được điều trị.

Cách điều trị tay chân miệng ở trẻ em

  • Trường hợp trẻ có dấu hiệu thở gấp hoặc suy tim ở cấp độ nhẹ: Các bác sĩ thông thường sẽ cho trẻ sử dụng bình oxy để hơi thở đều hơn hoặc can thiệp bằng các phương pháp cấp cứu thông thường.
  • Phù nề hoặc sưng ở vùng da trên cơ thể: Uống thuốc và cần hạn chế cho trẻ ăn những loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.

2. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Nên bổ sung nhiều đồ uống và thức ăn có nhiều vitamin C cho trẻ

  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ bệnh tay chân miệng khác.
  • Bổ sung các loại thực phẩm, đồ uống có chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Vệ sinh các vật dụng sinh hoạt, đồ chơi của trẻ định kỳ để ngăn không cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách

Với những bé bị bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ, tức là chỉ có mụn nước và loét miệng. Ba mẹ có thể tự chăm sóc và theo dõi điều trị ở nhà. Bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước mát. Không cho trẻ ngậm vú nhựa, ăn thức ăn thô cứng, đặc biệt là các loại thức ăn, đồ uống có vị chua, cay.
  • Chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốtgiảm đau paracetamol. Các loại thuốc còn lại nếu dùng phải do bác sĩ kê đơn. Bổ sung đủ nước cho bé nếu bé sốt cao bị mất nước.
  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý nếu trẻ làm được.
  • Theo dõi sát sao tình trạng bệnh của bé để khi có dấu hiệu bất thường có thể ứng biến kịp thời.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách

Lưu ý: Khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng như sốt cao kéo dài từ 48 tiếng trở đi, quấy khóc, nôn nhiều lần, run tay chân, hay bị giật mình, thở nhanh, mạch nhanh. Đó đều là những dấu hiệu cảnh bảo biến chứng nguy hiểm. Cần đưa bé đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em nếu không kịp thời chữa trị và phòng ngừa có thể gây nguy hại đến tính mạng. Vì thế, cha mẹ hãy thường xuyên cập nhật những thông tin chăm sóc trẻ, cách chữa bệnh, thông tin y tế,… tại VNCare. Ngoài ra, website cũng có danh mục để tra cứu thông tin bệnh viện phụ sản, cơ sở y tế, nhà thuốc, phòng khám, trung tâm thẩm mỹ viện trên toàn quốc để bạn có thể tìm được nơi khám chữa bệnh uy tín. 

Nguồn tham khảo:

  1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?.

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, cao điểm của bệnh là từ tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm. Bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

  1. Tay chân miệng ở trẻ em có lây không?

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, vi rút gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan từ người sang người, thông qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh.

adminHealth

Recent Posts

Cách mua băng vệ sinh cho bạn gái “chuẩn chỉnh”

Mỗi khi đến “ngày rụng dâu” các bạn gái thường đắn đo nên dùng loại…

1 ngày ago

Sự khác biệt giữa vàng da sơ sinh và vàng da bệnh lý

Khi trẻ sơ sinh bắt đầu xuất hiện dấu hiệu vàng da. Ba mẹ đừng…

2 ngày ago

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng kêu ọc ọc, mẹ cần lưu ý điều gì?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng gây ra không ít lo lắng và phiền muộn…

2 ngày ago

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh: Lưu ý khi sử dụng

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh là phương pháp tuyệt vời để vệ…

2 ngày ago

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc và cách khắc phục nhanh chóng

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến…

3 ngày ago

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa khi trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón là có thể gây khó khăn và khó chịu…

3 ngày ago