Covid-19

Hiểu đúng công dụng của sả, gừng trong mùa dịch COVID-19 | VNCARE

Gừng và sả là hai gia vị rất quen thuộc. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, hay lạm dụng có khi lại phản tác dụng, gây hậu quả xấu tới sức khỏe, nhất là đối với người bệnh COVID-19. Cùng VNCARE tham khảo ngay bài viết dưới đây để có cách sử dụng sả và gừng trong mùa dịch an toàn, đúng cách.

1. Cách dùng sả trong mùa dịch COVID-19

Hiện nay trên các trang mạng nhiều người chia sẻ cho nhau những thông tin về công dụng của sả, gừng trong phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, các vị thuốc này cần dùng đúng lúc, đúng người mới có hiệu quả.

Cây sả theo Đông y vị cay the, thơm, tính ấm. Tác dụng phát hãn (ra mồ hôi), chống viêm, tiêu đờm, hạ khí, sát khuẩn, thông tiểu.

Cách dùng sả trong mùa dịch COVID-19

Theo sách Tuệ Tĩnh: “Cây sả vị đắng, tính ấm, hơi dịu. Tác dụng chữa đau bụng, dạ dày lạnh đau, nôn ói, trừ tà, khử mùi hôi…”.

Sả có chứa nhiều loại vitamin B1, B2, vitamin B3, vitamin B5, B6, axit folic và khoáng chất quan trọng như kali, canxi, magie, phốt pho, mangan, đồng, kẽm và sắt là các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Theo dược tính, sả có mùi thơm, tính ấm, làm ra mồ hôi, chống viêm, tiêu đờm… dùng rất thích hợp cho người thể “phế tỳ hàn thấp” bị COVID-19 với các dấu hiệu covid như sốt, ớn lạnh, ho đờm nhiều, đờm loãng, không ra mồ hôi hoặc ít mồ hôi, đầy bụng, chậm tiêu, nôn ói, nhức mỏi.

Tuy sả có hiệu quả như vậy, nhưng trong một số trường hợp lại không nên hoặc hạn chế dùng như: Người gầy gò, nóng nhiệt, âm hư, ra nhiều mồ hôi, giai đoạn sốt cao, miệng khô khát “nhiệt đã tà nhập lý”. Hoặc giai đoạn hết sốt người nóng bứt rứt, khó ngủ, ho khan, mất khứu giác, da khô sần “do âm hư nhiệt tà còn lưu”… Các trường hợp này nên kiêng dùng sả, hoặc chỉ dùng với số lượng rất ít khi thật sự cần thiết.

2. Cách dùng củ gừng trong mùa dịch đúng cách

2.1 Công dụng của củ gừng

Công dụng của gừng

  • Theo Đông y, gừng tươi vị thuốc gọi là sinh khương.
  • Gừng có vị cay, tính ấm vào ba kinh phế, tỳ, vị.
  • Tác dụng giải biểu, tán hàn, ôn trung, hành thủy, tiêu đàm, giải độc.
  • Gừng để khô “càn khương” tính nóng ôn, ấm tỳ vị…
  • Gừng nướng, sao đen – “hắc khương” có tác dụng ấm can thận…
  • Theo sách Tuệ Tĩnh: “Gừng vị cay tính ấm, thông khí tỉnh thần, thông 9 khiếu, trừ tà khí, phục hồi chính khí…”.
  • Gừng có chứa tinh dầu, các loại vitamin B1, B2, B6, C, và chất khoáng giúp tăng cường sức khỏe.
  • Theo dược tính gừng tươi có vị cay tính ấm vào ba kinh phế, tỳ, vị nên dùng rất tốt đối với thể “tỳ phế khí hư nội hàn thấp” bị COVID-19, biểu hiện sốt ớn lạnh, ho đàm nhiều, ho tức ngực, bụng đầy, chậm tiêu rất tốt.

2,2 Kiêng kỵ khi dùng gừng

Tuy có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được gừng. Những người tỳ phế nhiệt, biểu hiện ho khan, ho cơn, ho không có đàm, cầu táo khó, tiểu vàng ít, người vốn gầy nóng âm hư, dễ ra nhiều mồ hôi không dùng hoặc dùng hạn chế gừng.

Kiêng kỵ khi dùng gừng

Phụ nữ có thai không nên dùng gừng hoặc các giai đoạn sốt lui nhiệt tà lưu lại, nóng bứt rứt, da nổi mụn nhọt cũng không nên dùng gừng.

Tóm lại, sả, gừng là bài thuốc dân gian tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, phát hãn, giải biểu, trừ ngoại tà, hóa đàm, bớt ho… tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị triệu chứng của bệnh COVID-19 rất hiệu quả. Tuy nhiên sả, gừng mỗi vị đều có tính vị hàn nhiệt công dụng khác nhau, khi dùng nên gia giảm phù hợp thể chứng hàn nhiệt, giai đoạn bệnh của từng người.

Do đó không nên dùng nguyên các bài chia sẻ trên mạng (có thể dùng cho người còn khỏe) với người ốm, người bệnh COVID-19. Bởi nếu người âm hư nội nhiệt mà dùng nhiều vị gừng, sả, làm tổn chân âm tân dịch dẫn đến biến chuyển xấu khó lường với sức khỏe, thậm chí tính mạng.

Ở bài viết trên, VNCARE đã cung cấp thông tin về cách sử dụng sả và gừng trong mùa dịch đúng cách trong mùa dịch Covid-19. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về tình hình dịch COVID tại website của VNCARE. Ngoài ra, VNCARE còn cung cấp địa chỉ, số điện thoại của bệnh viện, phòng khám, nha khoa, trạm y tế, nhà thuốcthẩm mỹ viện trên toàn quốc. Đừng quên theo dõi website để cập nhật thông tin y tế 24h liên tục, mới nhất nhé!

>> Nguồn tham khảo: https://rd.zapps.vn/detail/599412600163072937?zl3rd 

adminHealth

Recent Posts

Cách mua băng vệ sinh cho bạn gái “chuẩn chỉnh”

Mỗi khi đến “ngày rụng dâu” các bạn gái thường đắn đo nên dùng loại…

1 ngày ago

Sự khác biệt giữa vàng da sơ sinh và vàng da bệnh lý

Khi trẻ sơ sinh bắt đầu xuất hiện dấu hiệu vàng da. Ba mẹ đừng…

2 ngày ago

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng kêu ọc ọc, mẹ cần lưu ý điều gì?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng gây ra không ít lo lắng và phiền muộn…

2 ngày ago

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh: Lưu ý khi sử dụng

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh là phương pháp tuyệt vời để vệ…

2 ngày ago

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc và cách khắc phục nhanh chóng

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến…

2 ngày ago

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa khi trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón là có thể gây khó khăn và khó chịu…

3 ngày ago