Covid-19

03 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19 như thế nào? | VNCARE

Bộ Y tế hướng dẫn cách tính, cách phân loại cấp độ dịch covid-19 theo các tiêu chí, các yếu tố điều chỉnh cấp độ dịch covid-19. Cùng VNCARE theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết. 

1. Phân loại cấp độ dịch Covid-19

  • Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh.
  • Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng.
  • Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam.
  • Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.

Cách phân loại cấp độ dịch Covid-19

2. Phạm vi đánh giá đánh giá từ quy mô cấp xã

Khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.

3. Các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19

3.1 Tiêu chí 1 đánh giá cấp độ dịch COVID-19: Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần.

  • Mức 1: 0 – <20
  • Mức 2: 20 – <50
  • Mức 3: 50 – <150
  • Mức 4: ≥150.

Tiêu chí 1 đánh giá cấp độ dịch Covid-19

Cách tính: Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/1 tuần = [(Số ca mắc mới trong tuần + Số ca mắc mới của tuần trước)/(2 x Dân số trên địa bàn)] x 100.000. Ca mắc mới tại cộng đồng không bao gồm ca nhập cảnh, ca mắc trong cơ sở cách ly y tế tập trung) (theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới)

3.2 Tiêu chí 2 đánh giá cấp độ dịch COVID-19: Tỷ lệ người ≥18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều vaccine Covid-19

  • Mức 1: ≥70%
  • Mức 2: <70%

Cách tính: số người được tiêm chủng trên tổng dân số cư trú trên địa bàn theo độ tuổi x 100 (%)

  • Trong tháng 10: Tối thiểu 80% người ≥65 tuổi tiêm đủ liều vắc xin.
  • Từ tháng 11: Tối thiểu 80% người ≥50 tuổi tiêm đủ liều vắc xin.

Tiêu chí 2 đánh giá cấp độ dịch Covid-19

3.3 Tiêu chí 3 đánh giá cấp độ dịch COVID-19: Đảm bảo khả năng tiếp nhận, điều trị của cơ sở khám, chữa bệnh các tuyến

Tỉnh, thành phố có kế hoạch thiết lập cơ sở tiếp nhận, điều trị, có kế hoạch bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại cơ sở khám, chữa bệnh (cả tư nhân). Đây là tiêu chí bắt buộc không phân biệt cấp độ dịch.

Quận, huyện, thị xã, thành phố (huyện) có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng, cung cấp oxy y tế cho trạm y tế. Đồng thời, có phương án thiết lập trạm y tế lưu động tại khu, cụm công nghiệp

  • Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 0 – < 20 20 – <50 50 – <150 ≥150
  • ≥70% người từ 18 tuổi trở lên
  • Được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin Cấp 1 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
  • <70% người từ 18 tuổi trở lên
  • Được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4

Tiêu chí 3 đánh giá cấp độ dịch Covid-19

4. Điều chỉnh cấp độ dịch

  • Trường hợp không đạt Tiêu chí 3 không được giảm cấp độ dịch.
  • Phải tăng lên cấp độ dịch nếu không đạt được yêu cầu tỷ lệ tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 cho: tối thiểu 80% người lớn hơn hoặc bằng 65 tuổi (trong tháng 10); tối thiểu 80% người lớn hơn hoặc bằng 50 tuổi (từ tháng 11).

Lưu ý, các tiêu chí này không được thay đổi, các địa phương chỉ có thể điều chỉnh (tăng hoặc giảm):

  • Số ca mắc trong từng mức độ của Tiêu chí số 1
  • Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin covid-19 trong Tiêu chí 2

Cách điều chỉnh cấp độ dịch covid-19

Để xác định cấp độ dịch cho phù hợp tình hình thực tiễn về diễn biến dịch, độ bao phủ vắc xin, điều kiện thực tế (mật độ dân cư, điều kiện kinh tế xã hội, …), khả năng ứng phó của địa phương.

Và đảm bảo không gây cát cứ trong quá trình thực hiện, không gây ách tắc giao thông và ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.

Trong đó, chỉ đạo Sở Y tế công bố, cập nhật cấp độ dịch tại các địa bàn và vùng cách ly y tế (phong tỏa) thuộc tỉnh, thành phố và các biện pháp áp dụng tương ứng trên cổng thông tin điện tử của địa phương.

Cập nhật cấp độ dịch, vùng cách ly y tế (phong tỏa) trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

Ở bài viết trên, VNCARE đã cung cấp thông tin về phân loại cấp độ dịch COVID-19. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về tình hình dịch COVID tại website của VNCARE. Ngoài ra, VNCARE còn cung cấp địa chỉ, số điện thoại của bệnh viện, phòng khám, nha khoa, trạm y tế, nhà thuốcthẩm mỹ viện trên toàn quốc. Đừng quên theo dõi website để cập nhật thông tin y tế 24h liên tục, mới nhất nhé!

>> Nguồn tham khảo: https://rd.zapps.vn/detail/599412600163072937?zl3rd 

adminHealth

Recent Posts

Cách mua băng vệ sinh cho bạn gái “chuẩn chỉnh”

Mỗi khi đến “ngày rụng dâu” các bạn gái thường đắn đo nên dùng loại…

2 ngày ago

Sự khác biệt giữa vàng da sơ sinh và vàng da bệnh lý

Khi trẻ sơ sinh bắt đầu xuất hiện dấu hiệu vàng da. Ba mẹ đừng…

3 ngày ago

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng kêu ọc ọc, mẹ cần lưu ý điều gì?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng gây ra không ít lo lắng và phiền muộn…

3 ngày ago

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh: Lưu ý khi sử dụng

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh là phương pháp tuyệt vời để vệ…

3 ngày ago

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc và cách khắc phục nhanh chóng

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến…

3 ngày ago

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa khi trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón là có thể gây khó khăn và khó chịu…

3 ngày ago