Viêm nội mạc tử cung

0
110
Quảng Cáo

Tìm hiểu về viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc tử cung là gì?

Viêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm niêm mạc tử cung, thường do nhiễm trùng gây ra. Bệnh thường không đe dọa tính mạng, nhưng điều quan trọng là bạn phải điều trị càng sớm càng tốt. Thông thường, bệnh sẽ hết khi điều trị bằng kháng sinh.

Viêm nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng các cơ quan sinh sản, vấn đề về khả năng sinh sản và các vấn đề sức khỏe khác. Để giảm thiểu rủi ro mắc biến chứng, bạn hãy tìm hiểu rõ về bệnh, các triệu chứng và triển vọng chữa bệnh của bạn nếu được chẩn đoán.

Bạn có thể gặp các biến chứng và thậm chí là bệnh nặng nếu nhiễm trùng không được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Vô sinh
  • Viêm phúc mạc vùng chậu, là nhiễm trùng vùng chậu
  • Mủ hoặc áp-xe trong xương chậu hoặc tử cung
  • Nhiễm trùng huyết
  • Sốc nhiễm trùng huyết: là một nhiễm trùng máu quá mức dẫn đến huyết áp rất thấp

Nhiễm khuẩn huyết có thể gây nhiễm trùng huyết. Bệnh có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng huyết – một tình trạng cấp tính đe dọa tính mạng. Cả hai đều cần điều trị nhanh tại bệnh viện.

Viêm nội mạc tử cung mãn tính là nhiễm trùng cấp thấp và hầu hết phụ nữ sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc các triệu chứng có thể bị chẩn đoán nhầm. Tuy nhiên, viêm nội mạc tử cung mãn tính có thể gây vô sinh.

Triệu chứng viêm nội mạc tử cung

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm nội mạc tử cung là gì?

Viêm nội mạc tử cung thường gây ra các triệu chứng sau:

  • Sưng bụng
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Dịch tiết âm đạo bất thường
  • Táo bón
  • Khó chịu khi đi cầu
  • Sốt
  • Cảm giác bệnh
  • Đau ở xương chậu, vùng bụng dưới hoặc vùng trực tràng

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân viêm nội mạc tử cung

Những nguyên nhân nào gây viêm nội mạc tử cung?

Viêm nội mạc tử cung thường do nhiễm trùng gây ra. Các loại nhiễm trùng có thể gây viêm nội mạc tử cung bao gồm:

  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), chẳng hạn như chlamydia và lậu
  • Bệnh lao
  • Nhiễm trùng do hỗn hợp vi khuẩn âm đạo bình thường gây ra.

Tất cả phụ nữ có nhiều vi khuẩn trong âm đạo của họ. Viêm nội mạc tử cung có thể xảy ra khi hỗn hợp vi khuẩn tự nhiên này thay đổi sau một sự kiện trong cuộc sống.

Nguy cơ mắc viêm nội mạc tử cung

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm nội mạc tử cung?

Bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng dẫn đến viêm nội mạc tử cung sau khi sẩy thai hoặc sinh con, đặc biệt là sau khi chuyển dạ hoặc sinh mổ. Bạn cũng có nhiều khả năng bị viêm nội mạc tử cung sau một thủ thuật y tế liên quan đến tử cung. Các thủ tục y tế có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm nội mạc tử cung bao gồm:

  • Soi tử cung
  • Đặt vòng tránh thai (IUD)
  • Nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung

Viêm nội mạc tử cung có thể xảy ra cùng lúc với các tình trạng khác ở vùng xương chậu, chẳng hạn như viêm cổ tử cung. Những tình trạng này có thể gây ra triệu chứng.

Chẩn đoán và điều trị viêm nội mạc tử cung

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm nội mạc tử cung?

Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe và vùng xương chậu. Họ sẽ quan sát bụng, tử cung và cổ tử cung của bạn để xem có dấu hiệu đau và xả âm đạo không. Các xét nghiệm sau cũng có thể giúp chẩn đoán tình trạng:

  • Lấy mẫu hoặc nuôi cấy mô cổ tử cung để xét nghiệm vi khuẩn gây nhiễm trùng, chẳng hạn như chlamydia và gonococcus (vi khuẩn gây bệnh lậu).
  • Sinh thiết nội mạc tử cung
  • Nội soi giúp bác sĩ xem xét bên trong bụng hoặc xương chậu của bạn rõ hơn.
  • Xét nghiệm dưới kính hiển vi

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để đo số lượng tế bào máu trắng (WBC) và tỷ lệ lắng đọng hồng cầu (ESR). Viêm nội mạc tử cung sẽ gây ra sự gia tăng cả số lượng tế bào máu trắng và tỷ lệ lắng động hồng cầu.

Bệnh viêm nội mạc tử cung có chữa được không?

Thuốc kháng sinh có thể điều trị được bệnh viêm nội mạc tử cung. Bạn tình của bạn cũng cần phải được điều trị nếu bác sĩ phát hiện ra bạn có bệnh lây truyền qua đường tinh dục. Điều quan trọng là bạn dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Đối với các trường hợp nghiêm trọng hoặc phức tạp, bạn có thể cần truyền tĩnh mạch (IV) và nghỉ ngơi trong bệnh viện. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn có tình trạng này sau khi sinh con.

Phòng ngừa viêm nội mạc tử cung

Thói quen sinh hoạt nào giúp bạn phòng ngừa viêm nội mạc tử cung?

Bạn có thể giảm nguy cơ bị viêm nội mạc tử cung sau khi sinh con hoặc thủ thuật phụ khoa bằng cách đảm bảo bác sĩ sử dụng thiết bị và kỹ thuật vô trùng trong khi đỡ sinh hoặc phẫu thuật. Bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn để phòng ngừa bệnh trong khi sinh mổ hoặc ngay trước khi phẫu thuật bắt đầu. Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn bệnh viện uy tín với bác sĩ có nhiều kinh nghiệm để giảm thiểu nguy cơ bị viêm nội mạc tử cung sau phẫu thuật.

Ngoài ra, một số biện pháp khác có thể giúp giảm nguy cơ bị viêm nội mạc tử cung do các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra:

  • Quan hệ tình dục an toàn, chẳng hạn như sử dụng bao cao su.
  • Kiểm tra thường xuyên và chẩn đoán sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, cả bạn và bạn tình của mình.
  • Tuân thủ điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 8 dấu hiệu giúp bạn biết được trứng bám vào tử cung
  • Ảnh hưởng của u xơ tử cung đến quá trình mang thai và sinh nở
  • 3 cơn gò tử cung khác nhau mẹ bầu nên biết
Bài trướcViêm niệu đạo không do lậu (NGU)
Bài tiếp theoViêm nội nhãn