Covid-19

Phương pháp xét nghiệm Covid-19 (xét nghiệm nhanh Sars-Cov-2) phổ biến nhất hiện nay

Xét nghiệm RT-PCR (Real-Time PCR) với kết quả mang tính khẳng định và xét nghiệm nhanh có ý nghĩa sàng lọc là 2 phương pháp xét nghiệm nhanh Covid-19 hiện nay đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện, để hạn chế lây lan dịch ra cộng đồng và giảm thiểu tối đa tỷ lệ tử vong. Hãy cùng VNCare tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé. 

“Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, diễn biến lâm sàng và nguồn lực kinh tế mà chúng ta sử dụng một hay cả hai loại xét nghiệm trên cho người bệnh. Mỗi xét nghiệm điều có những ưu, nhược điểm riêng”, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết.

1. Xét nghiệm RT-PCR

Phương pháp này cho phép xác định sự hiện diện của virus trong cơ thể, thường được chỉ định cho nhóm người bị phơi nhiễm trong 21 ngày hoặc theo dõi quá trình điều trị các bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm Covid-19.

Ngoài ra, những ngày đầu mới nhiễm, virus chưa nhân lên đủ lớn và chưa xuất hiện nhiều trong dịch đường hô hấp. Khi ấy kết quả xét nghiệm có thể âm tính mặc dù cơ thể đã bị nhiễm. Nếu kỹ thuật lấy mẫu, kỹ thuật bảo quản mẫu bệnh phẩm không đảm bảo, thì cũng cho kết quả xét nghiệm không chính xác. Hoặc, sau 21 ngày bị nhiễm, xét nghiệm có thể từ dương tính chuyển thành âm tính đối với các trường hợp tự khỏi hoặc được điều trị khỏi.

Cũng cần nói thêm, xét nghiệm RT-PCR phải được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định virus SARS-CoV-2. Theo đó, các cơ sở này phải đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn về phòng ốc, máy móc, đội ngũ xét nghiệm được đào tạo, tuân thủ đúng quy trình, giá thành hợp lý và đảm bảo thời gian trả kết quả.

2. Xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus trong máu (test nhanh)

Xét nghiệm này cho phép xác định việc người bệnh có đang nhiễm hoặc trước đó phơi nhiễm với virus hay không, và nếu có thì trong máu sẽ có kháng thể kháng SARS-CoV-2.

Phương pháp test nhanh thường chỉ định cho các trường hợp sau 2 tuần bị phơi nhiễm, thời gian đủ để cơ thể sản xuất ra kháng thể. Kỹ thuật đơn giản, chi phí ít, cho kết quả nhanh nhưng nếu làm sớm trong 2 tuần đầu khi cơ thể chưa sinh ra kháng thể thì kết quả vẫn âm tính mặc dù cơ thể đã nhiễm Covid-19. Trong trường hợp dương tính, cũng không thể xác định được kháng thể được sinh ra trong lần nhiễm gần đây hay lần nhiễm trong quá khứ. Khi đó, cần thực hiện thêm xét nghiệm RT-PCR để có khẳng định chính xác.

Ngoài ra, test nhanh còn để xác định xem cơ thể có kháng thể kháng lại virus chưa. Tuy nhiên, kháng thể thường hình thành sau 2 tuần bị nhiễm. Do đó, nếu test nhanh dương tính mà xét nghiệm RT-PCR âm tính thì có thể lý giải rằng người đó đã từng phơi nhiễm với nguồn lây hoặc đã từng nhiễm bệnh và khả năng lây bệnh cho người khác không còn. Ngược lại, nếu xét nghiệm nhanh âm tính mà xét nghiệm RT-PCR dương tính, thì khả năng người đó mới bị nhiễm bệnh trong vài ngày gần đây (<7 ngày) và kháng thể chưa kịp hình thành trong máu.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hà, Trưởng khoa Xét nghiệm & GĐ TTĐT NCKH, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Hà Nội cũng khuyến cáo những người xét nghiệm Covid-19 sớm trước ngày thứ 21, nếu kết quả âm tính cũng không nên chủ quan tự phá vỡ các quy tắc cách ly. Một người nếu bị nhiễm, virus sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ âm thầm nhân lên đến khi đạt tải lượng nhất định thì mới phát tán ra đường hô hấp và gây triệu chứng.

“Quá trình âm thầm nhân lên của virus gọi là thời gian ủ bệnh”, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hà cho biết. Trong thời gian này, do virus chưa phát tán ra qua đường hô hấp nên các xét nghiệm vẫn có thể âm tính mặc dù cơ thể có virus. Những người này hoàn toàn có thể dương tính vào những ngày sau. Thời gian ủ bệnh của hầu hết bệnh nhân là dưới 21 ngày, nhưng vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ có thể dài hơn.

Hiện nay, vì lý do kinh tế, kỹ thuật và thời gian cho nên xét nghiệm RT-PCR không thể làm rộng rãi trong cộng đồng. Xét nghiệm nhanh hiện nay vẫn là công cụ hữu hiệu nhất giúp cho ngành y tế chống dịch.

BVĐK Tâm Anh TP.HCM có đầy đủ năng lực cùng lúc thực hiện hai hình thức xét nghiệm: xét nghiệm nhanh Covid-19 và xét nghiệm RT-PCR.

Đối với xét nghiệm RT-PCR, BVĐK Tâm Anh không chỉ hướng tới khách hàng cá nhân, gia đình, doanh nghiệp đến xét nghiệm trực tiếp tại bệnh viện mà còn triển khai dịch vụ đến tận nhà/ văn phòng lấy mẫu với số lượng mẫu xét nghiệm từ 100 người trở lên.

3. Phương pháp xét nghiệm test nhanh Covid-19 có hiệu quả không?

Phương pháp test nhanh nhằm phát hiện phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với SARS-CoV-2, không phải phát hiện virus, dẫn đến trường hợp âm tính giả cao.

“Không dùng test nhanh kháng thể để khẳng định, vì bản chất của test là dùng để phát hiện kháng thể của người đã bị nhiễm và thường đã khỏi bệnh, chứ không phải phát hiện người nhiễm mới. Nếu dương tính, test nhanh không phản ánh việc người đó còn kháng nguyên trong cơ thể. Và nếu trước đó nhiễm thì hậu quả gây lan lan virus đã xảy ra rồi”, bác sĩ Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.

Ngoài ra, test nhanh không phù hợp khi xét nghiệm sớm vì phần lớn âm tính. Kết quả âm tính cũng không phản ánh liệu người đó có virus trong cơ thể hay không. Không quá ngạc nhiên khi nhiều trường hợp sau khi xét nghiệm kháng thể cho kết quả ÂM TÍNH, sau đó xét nghiệm lại bằng RT-PCR cho kết quả DƯƠNG TÍNH. Người nhận được kết quả âm tính test nhanh cho rằng không bị nhiễm virus, không còn mang virus, gây tâm lý chủ quan.

Hiện nay, xét nghiệm RT-PCR vẫn là chủ đạo, phát hiện xem hầu họng có virus hay không. Tuy nhiên, xét nghiệm phân tử RT-PCR lại không cho biết một người có miễn dịch do nhiễm Covid-19 trong quá khứ hay chưa từng bị nhiễm. Kết hợp giữa xét nghiệm phân tử RT-PCR và test nhanh có thể cho biết sự tiến triển qua các giai đoạn của bệnh một cách cụ thể hơn.

Do đó, tùy theo từng trường hợp để tiến hành dịch vụ xét nghiệm nhanh Covid (Sars-Cov-2) phù hợp như:

  • Thứ nhất, là theo dõi kết quả điều trị ở những người đã bị nhiễm SARS-CoV-2 sau đó có xuất hiện kháng thể không? Có còn kháng thể không? Việc này quan trọng để điều chỉnh thuốc men, thay đổi phác đồ cho phù hợp.
  • Thứ hai, để điều tra dịch tễ học trong cộng đồng xem trước đó người dân vùng đó có bị nhiễm SARS-CoV-2 không? Việc này là cần thiết để biết được nguy cơ lây nhiễm ở địa phương sinh sống, đối tượng dân cư, mùa vụ,… từ đó xây dựng chiến lược phòng dịch.

4. Xét nghiệm Covid-19 ở đâu?

Tính đến 07/06/2021, đã có 147 đơn vị được cấp phép thực hiện xét nghiệm khẳng định chẩn đoán xét nghiệm nhanh Covid-19 trên phạm vi cả nước, bao gồm các tỉnh thành lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh. Các đơn vị này bao gồm:

4.1 Miền Nam: 58 đơn vị

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tpHCM
  • Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
  • Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cần Thơ
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh
  • Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hậu Giang

4.2 Miền Bắc: 65 đơn vị

  • Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
  • Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
  • Trường Đại học Y tế công cộng
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang
  • Trung tâm y tế dự phòng Hải Phòng
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái

4.3 Miền Trung: 20 đơn vị

  • Viện Pasteur Nha Trang
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng
  • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam
  • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận
  • Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế
  • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi

4.4 Tây Nguyên: 4 đơn vị

  • Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông

Bênh cạnh đó, tại website VNCare còn cung cấp thông tin, địa chỉ, số điện thoại của phòng khám, bệnh viện, nha khoa, cơ sở y tế, thẩm mỹ viện, nhà thuốc trên toàn quốc. Đừng quên theo dõi website VNCare để đón đọc thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

>> Nguồn tham khảo: 

>> Xem thêm: 

adminHealth

Recent Posts

Các loại băng vệ sinh mặt bông thấm hút và chống tràn tốt nhất hiện nay

Băng vệ sinh mặt bông là loại băng ưa chuộng của chị em phụ nữ…

4 ngày ago

Kích thước băng vệ sinh bao nhiêu là phù hợp

Hiện nay, băng vệ sinh được thiết kế với rất nhiều phiên bản khác nhau,…

4 ngày ago

Cách trị hăm tã cho bé an toàn và hiệu quả tại nhà

Bé bị hăm tã là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe…

7 ngày ago

Top 3 thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh an toàn, mẹ yên tâm

Bé bị hăm tã khiến bé khó chịu và quấy khóc. Mẹ lo lắng và…

1 tuần ago

Cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng chuẩn nhất

Băng vệ sinh là thứ không thể thiếu đối với chị em phụ nữ mỗi…

1 tuần ago

Cách mua băng vệ sinh cho bạn gái “chuẩn chỉnh”

Mỗi khi đến “ngày rụng dâu” các bạn gái thường đắn đo nên dùng loại…

1 tuần ago