Caffeine là gì? Tác dụng và một số loại thức ăn chứa caffeine nhiều nhất

0
923
caffeine trong ca ph
Quảng Cáo

Hầu hết mọi người đều biết caffeine là hoạt chất có rất nhiều trong cà phê, có tác dụng tăng cường sự tỉnh táo. Bên cạnh đó, caffeine còn mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe, được sử dụng trong nhiều loại dược phẩm khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có nhiều tranh cãi về vấn đề sử dụng hoạt chất này hằng ngày đối với sức khỏe. Vậy caffeine lợi và hại như thế nào? Cùng VNCARE tìm câu trả lời trong bài viết sau.

1. Caffeine là gì? 

Caffeine là gì?  - Ảnh 1

Caffeine là gì? 

Cafeine là một chất kích thích tự nhiên được tìm thấy rất nhiều trong cà phê, trà và cacao. Hoạt chất này có khả năng làm tăng hoạt động của não bộ và hệ thần kinh, thúc đẩy lưu thông các chất như cortisoladrenaline bên trong cơ thể.Với liều lượng vừa phải, cafeine có thể giúp người dùng cảm thấy sảng khoái và tập trung hơn. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều có thể gặp các tác dụng phụ như căng thẳng, mất ngủ… 

Bên cạnh đó, cafeine cũng được sử dụng trong rất nhiều loại dược phẩm khác nhau, mang đến hiệu quả giảm đau hoặc điều trị một số bệnh như hen suyễn, túi mật… Trong thực phẩm, cafeine được sử dụng làm thành phần của nước giải khát, nước tăng lực và rất nhiều loại đồ uống khác.

2. Cơ chế hoạt động của Caffeine

Sau khi đi vào cơ thể, cafeine sẽ được hấp thụ vào máu và được gan phân hủy thành các hợp chất khác nhau, tác động đến cả hệ thần kinh trung ương, tim, cơ bắp và trung tâm kiểm soát huyết áp. Trong đó, tác dụng chính của cafeine là đối với não. 

Cơ chế hoạt động của Caffeine - Ảnh 2

Cơ chế hoạt động của Cafeine

Hoạt chất này hoạt động bằng cách ngăn chặn các tác dụng của adenosine, một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng thư giãn não bộ, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Caffeine giúp bạn tỉnh táo bằng cách kết nối với các thụ thể adenosine trong não, ngăn chặn tác động của các thụ thể này. Từ đó giảm cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.

Ngoài ra, caffeine cũng giúp tăng nồng độ adrenaline trong máu, kích thích hoạt động của não. Thông thường, lượng caffeine có trong một ly cà phê sẽ mất khoảng 1 giờ để đạt hiệu quả tối đa.

3. Tác dụng của Caffeine?

Cải thiện tâm trạng và chức năng não bộ - Ảnh 3

Tác dụng của Caffeine?

Sử dụng caffeine với liều lượng phù hợp có thể mang đến rất nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe, cụ thể như:

  • Cải thiện tâm trạng và chức năng não bộ: Không chỉ mang đến tác dụng giúp tỉnh táo và kích thích hoạt động não bộ tức thời. Việc sử dụng caffeine thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh về não như ParkinsonAlzheimer. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn giúp hạn chế nguy cơ tự tử và trầm cảm do căng thẳng.
  • Hỗ trợ tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy quá trình giảm cân: Nhờ khả năng tác động vào hệ thần kinh trung ương, caffeine có thể tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể lên 11% và đẩy quá trình đốt cháy chất béo lên 13%. Theo một số nghiên cứu, tiêu thụ 300mg caffeine mỗi ngày có thể giúp bạn đốt cháy được 79 calo.

caffeine hỗ trợ tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy quá trình giảm cân - Ảnh 4

  • Tăng cường hiệu suất vận động: Trong quá trình vận động, caffeine sẽ sử dụng chất béo làm nhiên liệu. Do đó, bạn có thể duy trì hàm lượng glucose cần thiết lâu hơn. Giúp cơ bắp kéo dài thời gian trước khi đạt đến giới hạn. Ngoài ra, hoạt chất này cũng giúp tăng giới hạn chịu đựng mệt mỏi của cơ thể.
  • Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường loại 2: Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống 1-2 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở cả nam và nữ. 

caffeine giúp ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2 - Ảnh 5

Bên cạnh những lợi ích trên, caffeine còn có khả năng bảo vệ gan, tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ ung thư, ngừa bệnh gút cũng như hỗ trợ sức khỏe đường ruột.

4. Tương tác thuốc

4.1 Caffeine có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc - Ảnh 6

Cafeine có thể tương tác với thuốc nào?

4.2 Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng tới Caffeine không?

Rượu và một số loại thức ăn có thể làm giảm tốc độ phân hủy caffeine của cơ thể. Điều này có thể khiến lượng cafeine duy trì trong máu quá cao. Dẫn đến các tác dụng phụ như bồn chồn, đau đầu và tim đập nhanh.

4.3 Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Caffeine?

Nếu gặp các tình trạng sức khỏe sau cần hết sức thận trọng khi dùng thực phẩm có chứa cafeine:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: dùng một lượng lớn cafeine trong thời gian mang thai có thể làm tăng khả năng sảy thai và nhiều vấn đề khác. Cafeine cũng có thể đi vào sữa mẹ do đó cần chú ý để tránh ảnh hưởng đến trẻ.

Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế dùng caffeine - Ảnh 7

Phụ nữ mang thai có được dùng cafeine không?

  • Rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, rối loạn chảy máu: caffeine có thể làm các tình trạng này nghiêm trọng hơn.
  • Bệnh tim mạch: cafeine có thể gây ra tình trạng nhịp tim không đều, rất nguy hiểm cho những người mắc bệnh tim mạch.
  • Bệnh động kinh: cần tránh sử dụng cafeine ở nồng độ cao.
  • Bệnh tăng nhãn áp: hoạt chất này có thể làm tăng áp lực bên trong mắt, kéo dài ít nhất 90 phút sau khi dùng đồ uống có chứa cafeine.
  • Bệnh loãng xương: cafeine có thể làm tăng lượng canxi thải ra ngoài qua nước tiểu. Do đó không phù hợp với người bị bệnh loãng xương.

5. Một số loại thực phẩm chứa Caffeine?

Dưới đây là những loại thực phẩm phổ biến có chứa cafeine. Cần chú ý đến hàm lượng có trong mỗi loại để tính toán lượng dùng phù hợp, đặc biệt với những người đang có các vấn đề về sức khỏe:

5.1 Cà phê

cà phê - Ảnh 8Trong mỗi cốc cà phê đen 240ml có thể chứa từ 240 – 720mg caffeine

Trong mỗi cốc cà phê đen 240ml có thể chứa từ 240 – 720mg cafeine. Đây hiện là làm lượng cao nhất được tìm thấy trên các loại thực phẩm, đồ uống phổ biến.

5.2 Nước tăng lực

Trong các loại nước tăng lực vẫn có chứa hàm lượng caffeine nhất định, đến từ các thành phần như taurine và guarana (một nguồn caffeine tự nhiên). Trung bình trong mỗi lon nước tăng lực 240ml sẽ chứa từ 50-160mg caffeine.

Trong các loại nước tăng lực vẫn có chứa hàm lượng caffeine nhất định - Ảnh 9

Trong các loại nước tăng lực vẫn có chứa hàm lượng cafeine nhất định

5.3 Yerba mate

Trà yerba mate là một loại thức uống phổ biến ở Argentina. Yerba mate rất giàu hàm lượng caffeine và vitamin nên có thể được dùng để thay cà phê. Trong 150ml nước trà chứa trung bình khoảng 78mg caffeine.

5.4 Ca cao

Hàm lượng caffeine có trong cacao không nhiều như trà hoặc cà phê. Tuy nhiên, vì đây là những loại thực phẩm thường sử dụng cho trẻ em nên cần hết sức chú ý. Thông thường, mỗi 150ml cacao nguyên chất chứa khoảng 2-20mg caffeine.

5.5 Socola

Tương tự như cacao, socola cũng chứa caffein - Ảnh 10

Tương tự như cacao, socola cũng chứa caffeine

Tương tự như cacao, socola cũng chứa caffein. Một thanh socola đen 28g chứa khoảng 5-35mg caffeine; một thanh socola sữa có cùng trọng lượng chứa 1-15mg caffeine.

6. Tác hại của Caffeine khi dùng quá liều?

Một người bình thường khó có nguy cơ tử vong khi dùng quá nhiều caffeine thông qua thực phẩm. Tuy nhiên, các tác dụng phụ có thể gặp bao gồm:

7. Cách điều trị khi dùng Caffeine quá liều

Trường hợp quá liều caffeine ở mức độ nhẹ có thể kiểm soát bằng các phương pháp như dùng than hoạt tính. Mục đích để ngăn không cho caffeine hấp thụ vào đường tiêu hóa. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc rửa dạ dày để đưa caffeine ra khỏi cơ thể nhanh nhất. 

Tuy nhiên, những phương pháp chuyên khoa cần được thực hiện tại các trạm y tế, do người có trình độ chuyên môn thực hiện. Do đó, tốt nhất nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Cách điều trị khi dùng Caffeine quá liều - Ảnh 11

Cách điều trị khi dùng Caffeine quá liều

Có thể thấy, caffeine mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau đối với sức khỏe nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do đó, cần sử dụng với liều lượng phù hợp để tránh các tác dụng phụ không mong muốn cũng như những hậu quả về lâu dài. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về sức khỏe cũng như tìm kiếm các địa chỉ phòng khám, bệnh viện, thẩm mỹ viện, nhà thuốc,… uy tín trên toàn quốc, đừng quên theo dõi VNCARE mỗi ngày nhé!

Nguồn tham khảo:

  1. Hướng dẫn cách đào thải caffeine?

Có một giải pháp khá đơn giản, khi say cà phê cần uống nhiều nước lọc vì chất cafein ngấm vào máu rất nhanh nhưng lại dễ hòa tan trong nước và bài tiết qua nước tiểu. Vì thế uống nhiều nước sẽ giúp pha loãng cũng như bài tiết nhanh chất độc này. Ngoài ra chúng ta có thể uống nhiều nước chè (chè tươi) loãng.

  1. Trà nào không có caffein

Trà thảo mộc là loại trà được làm từ thực vật bổ dưỡng, không chứa caffeine. Một số loại trà thảo mộc thường được tiêu thụ và không có caffeine, đó là trà hoa cúc, trà làm từ lá bạc hà, trà gừng,…

Bài trướcErythromycin là thuốc gì? Công dụng, liều dùng và giá bán | VNCARE
Bài tiếp theoEumovate là thuốc gì? Công dụng, liều dùng, lưu ý khi dùng và giá bán