Dấu hiệu đau ruột thừa là gì? Cách phòng tránh đau ruột thừa hiệu quả

0
286
dau ruot thua
Quảng Cáo

Đau ruột thừa là một bệnh lý rất phổ biến với tỷ lệ điều trị thành công cao nếu phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, không ít người bệnh chủ quan hoặc nhầm lẫn với các trường hợp đau bụng thông thường, khiến bệnh diễn tiến trầm trọng hơn rất nhiều. Chính vì vậy, việc nắm rõ các dấu hiệu đau ruột thừa để kịp thời xử lý rất cần thiết, góp phần quyết định hiệu quả điều trị cho người bệnh.

Thế nào là đau ruột thừa? - Ảnh 1

Thế nào là đau ruột thừa? Dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa?

Thế nào là đau ruột thừa?

Đau ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm nhiễm hoặc xuất hiện các khối u tại vị trí ruột thừa gây đau. Trong đó, tình trạng đau do viêm là trường hợp thường gặp nhất, chiếm khoảng 60-70% các ca cấp cứu do đau ruột thừa.

Đây là bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và giới tính, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh. Cần phát hiện sớm các dấu hiệu đau ruột thừa để điều trị kịp thời, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm trong ổ bụng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Dấu hiệu đau ruột thừa bạn nên biết

1. Dấu hiệu đau ruột thừa: Đau bụng kéo dài

Đau bụng kéo dài cũng là dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa - Ảnh 2

Đau bụng kéo dài cũng là dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa

Một trong những dấu hiệu đau ruột thừa xuất hiện sớm nhất là tình trạng đau bụng kéo dài, bắt đầu từ vùng bụng bên phải ở trên hoặc bên rốn. Các cơn đau có thể kéo dài âm ỉ từ 2-12 giờ, sau đó tăng dần mức độ và lan ra các khu vực xung quanh. Người bệnh cũng sẽ cảm thấy đau khi di chuyển, ho hoặc cử động. Một số trường hợp đặc biệt, cơn đau có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau tùy theo tình trạng bệnh.

2. Nôn ói kéo dài

Tình trạng đau ruột thừa thường kèm theo các triệu chứng nôn ói - Ảnh 3

Tình trạng đau ruột thừa thường kèm theo các triệu chứng nôn ói

Tình trạng đau ruột thừa thường kèm theo các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa như đau bụng, nôn ói kéo dài, tiêu chảy… Người bệnh và thân nhân cần hết sức chú ý đến các dấu hiệu đau ruột thừa này, tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác để kịp thời điều trị.

3. Chán nản ăn uống

Tình trạng chán ăn, ăn không ngon khi đau ruột thừa - Ảnh 4

Tình trạng chán ăn, ăn không ngon khi đau ruột thừa

Đi kèm với triệu chứng nôn ói là tình trạng chán ăn, ăn không ngon khi đau ruột thừa. Thậm chí nhiều chuyên gia còn cho rằng nếu không có dấu hiệu này, cần xem xét lại chẩn đoán bệnh.

4. Sốt cũng là dấu hiệu đau ruột thừa

Sốt cũng là dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa - Ảnh 5

Sốt cũng là dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa

Thông thường, các dấu hiệu đau ruột thừa còn kèm tình trạng sốt nhẹ khoảng 38 độ C. Người bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm trùng nặng, biến chứng viêm phúc mạc nếu sốt cao hơn.

5. Dấu hiệu đau ruột thừa: Đau bụng, táo bón

Ở một số trường hợp, người bệnh cũng xuất hiện triệu chứng táo bón kèm với các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa được đề cập ở trên.

Cách chẩn đoán khi có dấu hiệu đau ruột thừa

Cách chẩn đoán tình trạng đau ruột thừa - Ảnh 6

Cách chẩn đoán tình trạng đau ruột thừa

Mặc dù có rất nhiều dấu hiệu đau ruột thừa khác nhau có thể hỗ trợ cho việc chẩn đoán điều trị. Tuy nhiên, do tính chất đa dạng của bệnh lý này, các bác sĩ chuyên khoa cần kết hợp nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm bệnh cảnh lâm sàng, tiến hành thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

1. Xét nghiệm

  • Xét nghiệm máu: kiểm tra số lượng bạch cầu, nếu chỉ số này cao chứng tỏ cơ thể bị nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm nước tiểu: nhằm loại trừ các trường hợp nhiễm trùng ở đường tiết niệu hoặc sỏi thận gây đau đớn.
  • Dùng que thử thai cho bệnh nhân nữ để loại trừ trường hợp mang thai ngoài tử cung.

2. Chẩn đoán hình ảnh

  • Siêu âm: nhằm khảo sát tình trạng sưng tấy ở ruột thừa, phát hiện viêm ruột thừa hoặc các khối u một cách chính xác. Ngoài ra, việc này cũng giúp phát hiện các bệnh lý tại vùng hố chậu có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau giống như dấu hiệu đau ruột thừa.
  • Chụp X-quang: giúp phát hiện các vật lạ hoặc sỏi tại ruột thừa.
  • Chụp cắt lớp (CT): đây được xem là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất tình trạng đau ruột thừa.

Cách điều trị đau ruột thừa

Sau khi đã đưa ra chẩn đoán chính xác thông qua các dấu hiệu đau ruột thừa cũng như xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Tuy nhiên, đối với bệnh lý này, phẫu thuật cắt bỏ gần như là phương pháp duy nhất để điều trị dứt điểm và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa có thể là phương pháp mổ hở, được thực hiện bằng cách rạch da vùng bụng bên ngoài khu vực ruột thừa bị viêm nhiễm từ 5 đến 10cm. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể chỉ định mổ nội soi nếu điều kiện bệnh nhân phù hợp. Thông thường, phương pháp này sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn, ít gây đau đớn và hạn chế để lại sẹo. 

Cách phòng tránh đau ruột thừa hiệu quả

Có thể thấy các dấu hiệu đau ruột thừa có rất nhiều biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do đường thông giữa ruột già và ruột thừa bị tắc nghẽn, gây viêm nhiễm và biểu hiện bởi các triệu chứng như đã đề cập. Chính vì vậy, để phòng tránh đau ruột thừa, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

1. Bổ sung nhiều rau, củ, quả

Bổ sung nhiều rau, củ, quả để phòng tránh đau ruột thừa - Ảnh 7

Bổ sung nhiều rau, củ, quả để phòng tránh đau ruột thừa

Như bạn đã biết, rau củ quả rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Các loại rau giàu chất xơ, giúp tăng cường nhu động ruột, tăng tiết dịch nhầy từ đó giúp hạn chế tích tụ phân ở ruột già, duy trì đường ruột khỏe mạnh.

2. Ăn nhiều tỏi

Tỏi rất giàu chất xơ lành mạnh rất tốt cho sức khỏe đường ruột - Ảnh 8

Tỏi giàu chất xơ lành mạnh rất tốt cho sức khỏe đường ruột 

Tỏi rất giàu chất xơ lành mạnh hay còn được gọi là oligosacarit, rất tốt cho sức khỏe đường ruột. Không chỉ vậy, trong tỏi còn chứa các thành phần có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ phòng tránh viêm ruột thừa rất tốt.

3. Uống nhiều nước

Việc cung cấp đủ nước giúp làm sạch đường ruột - Ảnh 9

Việc cung cấp đủ nước giúp làm sạch đường ruột

Việc cung cấp đủ nước không chỉ giúp tăng cường hiệu quả trao đổi chất của cơ thể mà còn giúp làm sạch đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Nhờ đó, hạn chế được các tình trạng tắc nghẽn ruột, táo bón… gây đau hoặc viêm ruột thừa.

4. Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Có thể thấy, các dấu hiệu đau ruột thừa phần lớn liên quan đến hệ tiêu hóa. Do đó, bạn nên tập một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, có lợi cho đường ruột cũng như sức khỏe nhằm hạn chế các nguy cơ gây viêm ruột thừa.

Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh - Ảnh 10

Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Nắm rõ các dấu hiệu đau ruột thừa là cơ sở quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập để phòng tránh đau ruột thừa cũng như các bệnh lý khác. Đừng quên theo dõi HealthCare 247 để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích cũng như các phòng khám, bệnh viện, trạm y tế, trung tâm thẩm mỹ uy tín, chất lượng hàng đầu trên cả nước.

Nguồn tham khảo:

Đau ruột thừa – 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/appendicitis/symptoms-causes/syc-20369543

Triệu chứng – 

https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-appendicitis

Bài trướcNguyên nhân gây đau bụng trên? Cách giảm đau bụng trên rốn hiệu quả
Bài tiếp theo9 dấu hiệu ung thư cổ tử cung sớm nhất và cách phòng ngừa | VNCARE