Chăm sóc trẻ

Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng và cách xử lý

Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng luôn làm cho cho cha mẹ hốt hoảng và vô cùng sốt ruột. Ba mẹ lo lắng không biết con có đau không? Làm thế nào để xử lý tình trạng nhiễm trùng rốn cho con? Đừng lo, VNCare sẽ giúp ba mẹ nắm bắt được tình trạng của bé, những điều cần lưu ý khi rốn bé bị nhiễm trùng qua những chia sẻ dưới đây.

1. Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh là gì?

Nhiễm trùng cuống rốn sau sinh được gọi là nhiễm trùng rốn. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và rất nguy hiểm. Trẻ sơ sinh thường bị nhiễm  trùng tại cuống rốn và sau đó lan rộng ra những vùng xung quanh. Bên cạnh đó niêm mạc rốn và da cũng mất đi ranh giới bình thường. Xảy ra hiện tượng, dịch rỉ ra có mùi hôi, mủ và phù nề ở thành bụng do vùng xung huyết lan rộng.

Rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng thường là do một số nguyên nhân sau:

  • Rốn trẻ bị các vi khuẩn tụ cầu vàng từ da bé xâm nhập vào
  • Thông qua phân vi trùng gram (-) từ đường ruột xâm nhập vào rốn và gây nhiễm trùng.
  • Việc không vô trùng các dụng cụ hỗ trợ sinh sản tạo cơ hội cho vi trùng uốn ván xâm nhập.
Hình ảnh rốn bị nhiễm trùng (Nguồn: Sưu tầm)

2. Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng dễ nhận biết

Cha mẹ cần phải biết cách nhận biết được dấu hiệu và hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng. Từ đó, có thể kịp thời phát hiện và điều trị cho bé. Đồng thời, cũng sẽ giúp cho bé không mắc phải những biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là một số dấu hiệu để ba mẹ nhận biết rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng:

  • Những vùng xung quanh chân rốn của bé bị đỏ và sưng lên.
  • Chân rốn của bé vẫn rỉ máu mặc dù rốn đã rụng.
  • Rốn của trẻ vẫn bị ướt cho dù mẹ đã lau sạch.
  • Xuất hiện tình trạng đỏ ở những vùng da quanh rốn bé.
  • Có dịch tiết ra và đôi khi kèm theo mủ có mùi hôi ở rốn của trẻ.
  • Các triệu chứng khác như: bé bị sốt trên 38 độ C, thở nhanh, vàng da,….
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị hở (Nguồn: Sưu tầm)

3. Nguy cơ biến chứng nhiễm trùng rốn ở trẻ

Oxy và chất dinh dưỡng được đưa từ bánh nhau của mẹ đến thai nhi thông qua rốn. Đồng thời gan của bé cũng được nối thẳng với dây rốn. Đó là lý do vì sao khi rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng gan cũng sẽ bị ảnh hưởng. Không chỉ vậy máu cũng có khả năng bị nhiễm trùng, thậm chí là khiến trẻ tử vong. Tình trạng này chiếm khoảng 40 – 80%.

Thêm vào đó, bé có nguy cơ cao bị uốn ván rốn nếu nhiễm trùng rốn xảy ra ở những bé nhẹ cân do sinh non hoặc là những bé được sinh ở nhà.

>>> Có thể bạn quan tâm:

4. Cách xử lý khi rốn trẻ sơ sinh có mủ

Ba mẹ cần đưa bé đi khám nếu như phát hiện rốn bé tiết ra dịch có mùi hôi, có mủ và sưng đỏ. Vì lúc này rốn bé có thể đã bị nhiễm trùng và cần làm xét nghiệm phân loại để tìm ra nguyên nhân. Tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ đề xuất phác đồ điều trị khác nhau.

Theo WHO tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng được chia làm 3 mức độ như sau:

  • Nhẹ: Bé bị bị đỏ và sưng ở chân rốn. Ở mức độ này ba mẹ có thể dùng dung dịch cồn 70% để vệ sinh rốn cho bé. Đồng thời cho bé kết hợp uống thuốc kháng sinh để ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Trung bình: Bé có thể bị vàng da, sốt,.. Hơn nữa những vết đỏ và bị sưng ở chân rốn bé có thể lan ra xung quanh khoảng gần 2cm.
  • Nặng: Những chỗ sưng và đỏ ở chân rốn của trẻ sơ sinh có thể lan ra xung quanh nhiều hơn. Thậm chí lớp da dưới của bé sẽ có khả năng bị hoại tử. Khi tình trạng trở nặng bé có thể sẽ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng huyết hay sốc nhiễm trùng.

Với mức độ nhẹ ba mẹ có thể xử lý cho bé tại nhà. Nhưng ở mức độ trung bình và nặng thì cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay. 

Vệ sinh rốn bị nhiễm trùng (Nguồn: Sưu tầm)

5. Những lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Ba mẹ nên lưu ý những điều dưới đây khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, cụ thể là:

  • Tuyệt đối không thoa thuốc hay bất cứ chất gì lên rốn bé mà nên để rốn khô tự nhiên.
  • Để bảo vệ rốn trẻ khỏi bụi bẩn mẹ nên mặc cho bé áo sạch.
  • Nên quấn tã thấp hơn rốn.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để vị sinh khi thấy rốn trẻ bị dính phân hoặc nước tiểu.
  • Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu phát hiện ra bất cứ điều gì bất thường.

Trên đây là những thông tin về hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng. Hy vọng với những chia sẻ và hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng sẽ giúp ba mẹ nhận biết dễ dàng hơn. Từ đó có thể kịp thời phát hiện và xử lý đúng cách. 

>>> Tìm hiểu thêm: 

adminHealth

Recent Posts

Cách mua băng vệ sinh cho bạn gái “chuẩn chỉnh”

Mỗi khi đến “ngày rụng dâu” các bạn gái thường đắn đo nên dùng loại…

2 ngày ago

Sự khác biệt giữa vàng da sơ sinh và vàng da bệnh lý

Khi trẻ sơ sinh bắt đầu xuất hiện dấu hiệu vàng da. Ba mẹ đừng…

3 ngày ago

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng kêu ọc ọc, mẹ cần lưu ý điều gì?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng gây ra không ít lo lắng và phiền muộn…

3 ngày ago

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh: Lưu ý khi sử dụng

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh là phương pháp tuyệt vời để vệ…

3 ngày ago

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc và cách khắc phục nhanh chóng

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến…

3 ngày ago

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa khi trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón là có thể gây khó khăn và khó chịu…

4 ngày ago