Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày

0
29
Quảng Cáo

Khi kinh nguyệt ra nhiều hoặc ít và kéo dài, đều là những dấu hiệu gây lo lắng cho phụ nữ vì chúng biểu hiện một sự bất thường của cơ thể. Vì vậy, khi kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày, chúng ta cần hiểu rõ tình trạng này là gì. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Tuổi tác

Trong suốt quãng đời của phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt thường có sự biến đổi. Ban đầu, chu kỳ này có thể ngắn hơn và chỉ mất ít máu. Khi từ 20 – 30 tuổi, kinh nguyệt thường trở nên đều đặn hơn. Đặc biệt, khi tiến vào cuối độ tuổi 30 và 40, chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hơn và phức tạp hơn. Nhiều phụ nữ có thể trải qua thời gian không kinh và có thể kinh lại muộn hơn sau đó. Khi tiến vào giai đoạn tiền mãn kinh, kinh nguyệt thường trở nên ít và không đều hơn.

Không rụng trứng

Sự không đều hoặc ít hơn bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ có thể do cơ thể họ không thực hiện quá trình rụng trứng.

Thiếu cân

Khi phụ nữ thiếu cân, họ có thể gặp tình trạng kinh nguyệt rất ít hoặc thậm chí không có. Điều này xảy ra do mức chất béo trong cơ thể giảm xuống quá thấp, dẫn đến việc họ không rụng trứng thường xuyên.

Tập thể dục quá sức

Tập thể dục có lợi cho sức khỏe, nhưng khi chị em phụ nữ tập quá mức có thể gây tác động tiêu cực, làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Ví dụ như thời gian hành kinh có thể rút ngắn hoặc tạm thời mất kinh.

Thai kỳ

Trong quá trình mang thai, kinh nguyệt ở phụ nữ sẽ ngừng hoàn toàn. Tuy nhiên, nhiều chị em có thể nhầm lẫn khi gặp hiện tượng chảy máu ngắn trong thời gian đầu. Đó không phải kinh nguyệt mà là dấu hiệu sớm của việc phôi thai làm tổ. Điều này thường chỉ kéo dài tối đa trong khoảng hai ngày.

Cho con bú

Sau khi sinh, việc có kinh nguyệt trở lại ở mẹ bỉm không xảy ra ngay lập tức đặc biệt khi đang cho con bú vì hormone sản xuất sữa ngăn chặn quá trình rụng trứng và làm chậm chu kỳ kinh nguyệt. Thường sau vài tháng sau sinh, kinh có thể trở lại. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, dù chưa có kinh nguyệt, bạn vẫn có thể thụ thai tự nhiên khi đang cho con bú. Điều này là do rụng trứng có thể xảy ra khoảng hai tuần trước khi kinh nguyệt trở lại. Để tránh việc mang thai không mong muốn, cần áp dụng biện pháp tránh thai an toàn trong thời gian này.

Stress

Tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng và stress có thể tạm thời làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt do ảnh hưởng đến cân bằng hormone trong cơ thể. Tuy nhiên, sau khi giảm bớt căng thẳng, chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ trở lại bình thường.

Kiểm soát sinh sản

Khi sử dụng thuốc ngừa thai, nhiều phụ nữ có thể thấy chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn và lượng máu ít đi. Lý do là do liều lượng hormone trong thuốc thường thấp và không kích thích tử cung tạo niêm mạc dày hơn. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra với những phương pháp tránh thai khác như vòng nội tiết tố, que tránh thai hoặc tiêm thuốc, bởi chúng làm cho niêm mạc tử cung trở nên mỏng hơn.

Rối loạn ăn uống

Cách ăn không lành mạnh, thay đổi cảm xúc về ăn uống và ăn quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt do ảnh hưởng đến việc điều hòa hormone trong cơ thể.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều hoặc đã ngừng hoạt động, điều này có thể liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang. Bệnh lý này ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, làm cho quá trình trưởng thành của trứng bị gián đoạn.

Tình trạng y tế nghiêm trọng

Khi kinh nguyệt ra ít và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, có thể là dấu hiệu của sức khỏe không ổn định. Mọi biểu hiện bất thường của cơ thể đều có thể cho thấy tình trạng sức khỏe cá nhân.

Trên đây là giải đáp nguyên nhân kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày mà VNcare muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng bài viết trên đã đem đến hữu ích cho bạn đọc.

Bài trướcKinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài do đâu và có nguy hiểm không?
Bài tiếp theoCó cần điều trị kinh nguyệt ra ít? Cách chữa kinh nguyệt ra ít là gì?