Những điều cần biết khi mang thai lần đầu để bé khỏe, mẹ yên tâm

0
51
những điều cần biết khi mang thai
Quảng Cáo

Cho dù bạn là một người mới làm cha mẹ hay đã có kinh nghiệm, bạn có thể có rất nhiều câu hỏi về quá trình mang thai của mình. Cùng VNCare trang bị cho mình những điều cần biết khi mang thai nhé!

1. Những điều cần biết trước khi bạn mang thai

Nếu bạn đang có kế hoạch sinh con, bạn sẽ có chín tháng để chuẩn bị cho việc làm mẹ nhưng chuẩn bị sẵn sàng cho việc mang thai thì sao? Bạn cần thực hiện những điều này trước khi mang thai để đảm bảo quá trình mang thai diễn ra thuận lợi:

Lên kế hoạch gặp bác sĩ của bạn

Lên lịch hẹn với bác sĩ để thảo luận về tiền sử sức khỏe của gia đình bạn và bất kỳ tình trạng bệnh lý nào đang xảy ra, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc hen suyễn. Mục đích của việc này là để xem xét liệu bạn có nên mang thai hay không, khả năng thụ thai thành công là bao nhiêu?

Ngừng hút thuốc và uống rượu

Việc hút thuốc, sử dụng ma túy, rượu bia có thể gây khó khăn hơn cho việc mang thai. Nếu bạn có thai, những chất này có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh), sinh non, rối loạn ở thai nhi và các khuyết tật khác. Ngoài ra, bạn nên giảm lượng caffeine mỗi ngày bởi vì nó cũng là tác nhân dẫn đến hiện tượng khó thụ thai.

Tuân thủ chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng

– Cắt giảm lượng calo rỗng, chẳng hạn như đồ uống có đường và đồ ăn vặt. 

– Bổ sung thực phẩm giàu protein, sản phẩm, ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít chất béo. 

– Hải sản có chứa thủy ngân, có thể gây dị tật cho thai nhi. Giới hạn hải sản của bạn đến 12 ounce cá một tuần và tránh các loại cá biển lớn, chẳng hạn như cá mập.

Đạt được cân nặng hợp lý 

Để tăng cơ hội mang thai khỏe mạnh nhất có thể, tốt nhất bạn không nên thiếu cân hoặc thừa cân. Bất kể bạn nặng bao nhiêu khi mang thai, đừng cố gắng giảm cân khi mang thai.

Bổ sung vitamin B

Axit folic là một loại vitamin B có khả năng làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt là ở não và tủy sống của em bé. Vì vậy, bạn nên bắt đầu bổ sung vitamin hàng ngày với ít nhất 4 miligam axit folic trước khi mang thai, vì não và tủy sống của em bé bắt đầu phát triển sớm trong thai kỳ.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục có thể giúp cơ thể bạn xử lý tốt hơn những thay đổi và căng thẳng mà thai kỳ mang lại. Vì vậy, mỗi ngày bạn hãy dành ra 30 phút để tập thể dục và chuẩn bị sức khỏe cho hành trình mang thai của mình.

những điều cần biết khi mang thai
Những điều cần biết trước khi mẹ mang thai (Nguồn: Sưu tầm)

2. Những điều cần biết khi mang thai 

Dấu hiệu mang thai tuần đầu

Việc phát hiện những dấu hiệu mang thai tuần đầu sẽ giúp mẹ biết được em bé đã đến và mẹ cần để ý hơn trong mọi hành động để tránh làm ảnh hưởng đến bé. Một số dấu hiệu dễ nhận biết và chính xác mẹ có thể tham khảo: buồn nôn, trễ kinh, mệt mỏi, chảy máu âm đạo, bị chuột rút, thay đổi khẩu vị, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, đau lưng…

Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ là một trong những việc cực kỳ quan trọng, không thể thiếu khi mang thai. Khám thai giúp bố mẹ và bác sĩ nắm được quá trình phát triển của thai nhi. Vậy nên, mỗi tháng, mẹ nên đi khám thai 1 lần hoặc ít nhất phải khám thai vào những  mốc quan trọng sau:

  • Khám thai vào tuần thứ 11 – 13: Vào thời điểm này, bác sĩ sẽ đo độ mờ da gáy để phát hiện sớm thai nhi có mắc bệnh Down hay không.
  • Khám thai vào tuần thứ 21 – 24: Ngoài kiểm tra tình hình phát triển của thai nhi, đây còn là thời điểm bác sĩ có thể phát hiện các điểm bất thường ở hộp sọ, cột sống, phổi, tim, tay, chân… của em bé.
  • Khám thai vào tuần thứ 30 – 32: Thời điểm này là mốc phát hiện những dị tật bẩm sinh xuất hiện muộn như tim, động mạch, cấu trúc não. Đồng thời, vào những tuần cuối này, bác sĩ cũng có thể xác định tình trạng dây rốn, nước ối, vị trí nhau thai để tư vấn cho mẹ. 

Ngoài lịch khám thai đã hẹn với bác sĩ, nếu cơ thể mẹ xuất hiện những triệu chứng bất thường như ra huyết, đau bụng… thì phải lập tức đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn kịp thời.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng thai kỳ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé. Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung vào chế độ ăn uống của mình các thực phẩm sau:

  • Nhóm tinh bột: ngũ cốc, bánh mì, gạo, khoai…
  • Nhóm chất đạm: sữa, thịt, trứng, đậu, cá…
  • Rau xanh, trái cây tươi, nước ép ít đường để tránh gây rối loạn dung nạp đường huyết.
  • Nhóm chất béo: bơ, dầu thực vật, mỡ động vật…
  • Bổ sung các hoạt chất như sắt, canxi, vitamin A, D…
  • Uống đủ 2L nước/ngày, tránh mất nước quá nhiều gây suy kiệt cơ thể, ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh một số thực phẩm không tốt cho cả mẹ và bé như:

  • Các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, nước có gas
  • Thực phẩm cay nóng hoặc có tình hàn.
  • Các loại cá có khả năng chứa nhiều thủy ngân: cá ngừ, cá thu…
  • Thực phẩm gây co thắt và làm mềm tử cung: dứa, đu đủ xanh…
  • Thực phẩm sống, chưa chín: các món gỏi, tiết canh, tái chanh…
  • Thực phẩm chưa tiệt trùng, thiếu vệ sinh: thịt muối, dưa muối, pho mát mềm…

Theo dõi ngày dự sinh

Ngày dự sinh được bác sĩ chẩn đoán dựa trên kết quả siêu âm 3 tháng đầu hoặc ngày kinh cuối. Và phần lớn các mẹ đều sinh trước hoặc sau ngày dự sinh phụ thuộc vào tốc độ phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng nếu mỗi lần siêu âm máy tính lại cho ra kết quả ngày dự sinh khác nhau.

Tăng cân trong thai kỳ

Một trong những điều cần biết khi mang thai mà mẹ nhất định phải nắm là quá trình tăng cân. Việc tăng cân thể hiện sự phát triển của em bé và cả sức khỏe của mẹ. Theo Viện Y học Hoa Kỳ (IOM), chỉ số BMI của mẹ trong quá trình mang thai như sau:

  • Chỉ số BMI từ 18,5 – 24,9 (cân nặng bình thường): Mẹ bầu chỉ nên tăng từ 11 – 16kg trong suốt thời gian mang thai. Đặc biệt, 3 tháng đầu, mẹ chỉ nên tăng tối đa 2kg và chỉ tăng trung bình 0,5kg/tuần trong thời gian còn lại của thai kỳ.
  • Chỉ số BMI < 18,5 (thiếu cân): Mẹ cần tăng từ 13 – 18kg trong suốt thai kỳ.
  • Chỉ số BMI từ 25 – 29,9 (thừa cân): Suốt thai kỳ, mẹ bầu chỉ nên tăng từ 7 – 11 Kg.
  • Chỉ số BMI ≥ 30 (béo phì): Mẹ bầu chỉ nên tăng từ 5 – 9kg.
  • Nếu mẹ mang thai đôi, bạn chỉ nên tăng thêm 17 – 24kg trong thai.
những điều cần biết khi mang thai
Khi mang thai mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu (Nguồn: Sưu tầm)

3. Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai

  • Mẹ nên hạn chế xoa bụng, massage bụng trong thời kỳ mang thai để tránh kích thích sinh non.
  • Mẹ nên tránh vận động mạnh.
  • Mẹ không nên quá lạm dụng siêu âm, chỉ nên làm theo chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Sử dụng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ, tránh lạm dụng các loại thuốc bổ đông tây y.
  • Không sờ đầu ti, xoa nắn ngực để tránh gây co thắt tử cung sinh dẫn đến sinh non, động thai.
  • Hạn chế tiếp xúc với chó mèo bởi vì chúng có thể chứa các mầm bệnh, nhiễm khuẩn cho cả mẹ và bé.
  • Hạn chế quan hệ tình dục ở giai đoạn đầu thai kỳ để tránh động thai. Thời gian sau đó, mẹ có thể quan hệ bình thường, tuy nhiên phải lưu ý tư thế phù hợp và động tác nhẹ nhàng để không không ảnh hưởng đến thai nhi.

Trên là tổng hợp những điều cần biết khi mang thai mẹ cần nắm. Hy vọng mẹ đã chuẩn bị sẵn sàng để đồng hành cùng bé yêu trong thời gian sắp tới. Nếu mẹ muốn biết thêm thông tin, hãy truy cập ngay chuyên mục Tin tức của VNCare nhé!

Bài trướcTop 5 ghế tập ngồi cho bé an toàn giá tốt tháng 5, 2022
Bài tiếp theoThực đơn cho bé 1 tuổi lười ăn đầy đủ dinh dưỡng