Mẹ & Bé

Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 – 18 tuổi ba mẹ nên biết

Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 – 18 tuổi là những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé mà ba mẹ cần biết. Vì thông qua đó ba mẹ có thể theo dõi quá trình phát triển của trẻ, nắm bắt được tâm lý qua từng giai đoạn của bé. Nếu ba mẹ còn chưa hiểu rõ về những giai đoạn phát triển của trẻ thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.

1. Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 – 18 tuổi

1.1. Giai đoạn trẻ từ 0 – 1 tháng tuổi

1.1.1.Những đặc điểm về sinh lý của trẻ

Đây là khoảng thời gian trẻ sẽ bắt đầu hô hấp bằng phổi và vòng tuần hoàn rau thai sẽ được thay thế hoàn toàn bởi vòng tuần hoàn chính thức. Các cơ quan khác như gan, thận, hệ tiêu hoá, hệ thần kinh,… của trẻ cũng sẽ dần thích nghi khi trẻ rời khỏi tử cung của mẹ.

Tình trạng ức chế của vỏ não làm cho não bộ của trẻ còn non yếu. Vì thế có thể xuất hiện tình trạng trẻ  ngủ nhiều, một ngày trẻ có thể ngủ khoảng 20 giờ. Đôi khi sẽ xuất hiện hiện tượng trẻ ngủ hay giật mình nếu như có tiếng động hoặc âm thanh lớn.

Trong giai đoạn này bé chỉ có thể dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức thay thế vì niêm mạc đường tiêu hoá chưa hoàn thiện. Trẻ sơ  sinh có thể nhận biết được mẹ và tìm được vú mẹ để bú sữa thông qua mùi sữa mẹ.

Giai đoạn từ 0 – 1 tuổi:

  • Trung bình cân nặng trẻ sẽ tăng 15gr/ngày. Trẻ có cân nặng từ 3500kg – 4500kg sau 1 tháng.
  • Ở giai đoạn này chiều cao của trẻ tăng khoảng 2cm.

1.1.2. Những đặc điểm về bệnh lý của trẻ

Trẻ thường dễ mắc một số bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao vì đây là thời gian bé mới bắt đầu thích nghi với môi trường bên ngoài. Dưới đây là một số bệnh lý bé thường gặp phải:

  • Trẻ có thể bị ngạt thở, xuất huyết não, gãy xương khi bị sang chấn sản khoa.
  • Sau khi sinh mẹ nên cho bé bú thật sớm vì hàm lượng Glucose trong máu của trẻ sơ sinh thấp.
  • Trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng rốn, phổi, máu,… do sự non yếu của hệ miễn dịch. Trẻ cũng có thể bị các bệnh như bạch cầu, sởi,… nhưng khả năng thấp hơn vì kháng thể từ mẹ đã chuyển sang cho trẻ.
  • Bilirubin tự do tăng có thể gây ra các bệnh vàng da ở trẻ.

1.2. Giai đoạn trẻ từ 1 –  3 tháng tuổi

Cơ thể và não bộ của trẻ sẽ bắt đầu làm quen và thích nghi với môi trường bên ngoài khi trẻ được 1 – 3 tháng tuổi. Trong giai đoạn này bé sẽ có thể:

  • Học cách cười và đáp lại nụ cười của ba mẹ trong vòng 3 tháng đầu.
  • Cơ và xương của trẻ được phát triển thông qua việc bé cố gắng nâng đầu và ngực lên qua.
  • Bé sẽ bị thu hút và cảm thấy tò mò với những đồ vật xung quanh.
  • Thời gian này bé đã có thể cầm nắm đồ vật, đưa tay lên miệng.

Xem thêm:

Bé 16 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu?

Lịch sinh hoạt cho bé 18 tháng tuổi

Trẻ đã biết ngóc đầu và cười đáp lại ba mẹ (Nguồn:Sưu tầm)

1.3. Giai đoạn trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi

Sự phát triển về nhận thức của trẻ sẽ thêm rõ nét hơn trong giai đoạn này. Trẻ sẽ bắt  đầu nhìn nhận mọi vật xung quanh và thực hiện những gì mà bé muốn. Dưới đây là một số những biểu hiện của bé trong giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi:

  • Trẻ có thể di chuyển đến nơi bé muốn bằng cách trườn và lật qua lật lại.
  • Thời điểm này bé cũng cười thành tiếng hay phát ra những âm thanh như ngôn ngữ thực.
  • Những đồ vật trong tầm mắt trẻ có thể vươn tay ra lấy.
  • Đồ chơi và những vật xung quanh trẻ đều có thể điều khiển bằng tay.

1. 4. Giai đoạn trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi

Đây là giai đoạn trẻ có thể bò hoặc lết đến một vị trí nào đó. Hơn nữa, bé sẽ hoạt động và di chuyển nhiều hơn trong giai đoạn này. Ba mẹ có thể nhìn thấy sự phát triển của trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi qua những biểu hiện sau đây:

  • Trẻ sẽ bắt đầu sử dụng tay và đầu gối để bò. Có một số trường hợp đặc biệt trẻ sẽ chuyển qua đi ngay sau giai đoạn trườn.
  • Bé có thể ngồi mà không cần ba mẹ hỗ trợ. Thích chơi trò chơi và có thể vỗ tay.
  • Trong giai đoạn này bé đã bắt đầu phản ứng lại khi mẹ gọi tên bé bằng cách nhìn mẹ. Ngoài ra có một số bé đã có thể nói bập bẹ những từ đơn giản.
Trẻ đã bắt đầu tập bò khi đươc 7 – 9 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

1.5. Giai đoạn trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi

Quá trình chuyển đổi từ trẻ sơ sinh sang em bé của trẻ được thể hiện rất rõ ở giai đoạn này. Bé sẽ bắt đầu học mọi thứ như:

  • Học cách nắm giữ đồ ăn bằng tay, cách tự ăn bằng muỗng và khả năng cầm nắm đồ vật được hoàn thiện hơn.
  • Khi đi bộ trẻ cũng có thể cầm nắm. Để thu hút sự chú ý của ba mẹ trẻ thường chỉ vào đồ vật mà bé muốn.
  • Bé bắt đầu có thể nói một số từ đơn giản, không quá phức tạp.
  • Ở giai đoạn này bất cứ hành động nào của ba mẹ trẻ đều có thể học theo. Đây là cách để bé phát triển về từ duy và nhận thức mọi vật, mọi hành động xung quanh.

1.6. Giai đoạn trẻ từ 1 – 6 tuổi

1.6.1. Đặc điểm về mặt sinh lý ở trẻ

So với các giai đoạn trước đó tốc độ phát triển của bé ở giai đoạn này chậm hơn. Bé đã bắt đầu tập chạy, tập đi, tập vẽ, viết, tự ăn, tự vệ sinh cá nhân,… nhờ sự phát triển nhanh của các chức năng vận động. 

Đây cũng là giai đoạn bé được đi nào và phát triển về mặt ngôn ngữ. Trẻ từ 1 – 6 tuổi thường rất hiếu động và luôn tò mò về những gì bé nhìn thấy, nghe thấy,… 

Trong giai đoạn này bé phát triển nhanh hơn về chiều cao và cân nặng. Chiều cao và cân nặng của bé ở giai đoạn này cụ thể như sau:

  • Cân nặng: Bé sẽ tăng từ 100 – 150gr/tháng. Đây là lứa tuổi có tỷ lệ mỡ trong cơ thể ở mức thấp nhất.
  • Chiều cao của bé sẽ tăng 0,05m/năm. Bé sẽ cao 1,05 – 1,15m.

Răng hàm của trẻ đã mọc đầy đủ, vì thế hệ tiêu hoá của bé trong giai đoạn này đã hoàn thiện. 

1.6.2. Đặc điểm liên quan đến bệnh lý

Bé cũng dễ bị mắc các bệnh như còi xương, rối loạn tiêu hoá,… Thêm vào đó trẻ cũng sẽ dễ bị cúm, ho gà, bạch hầu,… do miễn dịch thụ động từ mẹ chuyển qua cho bé đã giảm đi rất nhiều.

Ở giai đoạn này trẻ cũng sẽ dễ bị chấn thương, ngộ độc, dị ứng, hen phế quản,… hơn các giai đoạn khác.

1.7. Giai đoạn trẻ từ 6 – 12 tuổi

Giai đoạn bé bắt đầu nhìn nhận, phán đoán một cách rõ nét hơn (Nguồn: Sưu tầm)

1.7.1 Những đặc điểm về sinh lý của trẻ

  • Răng sữa của bé sẽ bắt đầu thay dần bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Các cơ quan khác cũng bắt đầu hoàn thiện dần từ cấu tạo cho đến chức năng. Khả năng tư duy và phán đoán sự vật, hiện tượng của bé cũng phát triển hơn.
  • Bé bắt đầu phát triển các cơ bắp.
  • Đây là thời điểm bé hay ăn đồ ăn vặt như kẹo, nước ngọt,… nên thường xuất hiện tình trạng ăn quá nhiều hoặc bỏ bữa, biếng ăn.

1.7.2. Những đặc điểm về bệnh lý

Trẻ có thể dễ bị các bệnh nhiễm trùng cấp do tiếp xúc với môi trường xung quanh. Thêm vào đó, trẻ cũng có thể mắc các bệnh như vẹo cột sống, gù lưng,… do xương đang phát triển nên dây chằng còn yếu.

1.8. Giai đoạn từ 13 – 18 tuổi

1.8.1. Đặc điểm liên quan tới sinh lý

Ở giai đoạn này sự phát triển của trẻ có thể khác nhau tùy thuộc vào giới tính, môi trường sống và nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như:

  • Với bé gái sự phát triển sẽ bắt đầu từ khi bé được 13 – 14 tuổi và ngừng phát triển hoặc phát triển chậm lại từ 17 – 18 tuổi.
  • Với bé trai sự phát triển sẽ bắt đầu muộn hơn từ 15 – 16 tuổi và phát triển chậm hoặc ngừng phát triển từ 19 – 20 tuổi.

Giai đoạn này khác với các giai đoạn phát triển trước đó của trẻ là sự phát triển mạnh chức năng của các tuyến sinh dục ở bé. Cụ thể là:

  • Các bé gái: Ngực sẽ bắt đầu phát triển, bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt
  • Các bé trai: Giọng nói có thể bị thay đổi, còn được gọi là vỡ tiếng và một số những biểu hiện khác.

Đồng thời các tuyến yên, tuyến giáp cũng hoạt động mạnh hơn rất nhiều. Đây là giai đoạn chiều cao của bé phát triển nhanh hơn các giai đoạn khác. Chiều cao của nam và nữ là khác nhau:

  • Đối với các bé trai: Chiều cao tăng từ 5,5 – 9cm trên một năm và sẽ ngừng phát triển khi bé được 20 – 25 tuổi
  • Đối với các bé gái: Mỗi năm chiều cao tăng  từ 5 – 8cm và ngừng tăng khi bé được 19 – 21 tuổi.

1.8.2. Đặc điểm liên quan đến bệnh lý

Hệ giao cảm của trẻ thường xuyên mất ổn định về chức năng. Đây là thời điểm tính cách của trẻ có sự thay đổi, trẻ có những suy nghĩ tích cực nhưng cũng có những suy nghĩ tiêu cực, bồng bột, dễ cáu gắt, đôi khi mất kiểm soát,… Đây là thời kỳ bé dễ bị các bệnh về tâm lý hơn là những bệnh khác. 

2. Những điều cần lưu ý trong các giai đoạn phát triển của trẻ

Ba mẹ dành thời gian cho bé trong các giai đoạn phát triển của trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Mỗi giai đoạn phát triển của bé đều sẽ khác nhau. Ba mẹ cần theo dõi thường xuyên để có thể có những biện pháp giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất. Có 2 điểm ba mẹ cần lưu ý đó là:

2.1. Giai đoạn trẻ chưa dậy thì:

  • Khi bé còn nhỏ ba mẹ nên dành thời gian nói chuyện với bé. Như vậy bé sẽ có cảm giác an toàn hơn rất nhiều.
  • Khi biết đã biết nhận diện âm thanh thì ba mẹ nên phản ứng lại bé cho dù là bé cóc nói ú ớ hay phát ra những âm thanh chưa  rõ. Làm như vậy sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ.
  • Cần theo dõi và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của bé phù hợp với từng giai đoạn để bé có thể phát triển toàn diện. Đồng thời giúp bé tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thế.
  • Bên cạnh đó cũng nên tập cho bé thói quen vận động, rèn luyện thể dục thể thao để giúp bé cải thiện theo đúng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ.

2.2. Giai đoạn bé bước vào tuổi dậy thì:

  • Ngoài việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng, phát triển về tư duy và nhận thức cho bé,… ba mẹ cũng cần quan tâm đến tâm lý của trẻ. Đây là thời điểm bé có rất nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý. Nếu ba mẹ không theo dõi cẩn thận sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
  • Trong giai đoạn này ba mẹ nên hỏi thăm bé nhiều hơn, quan tâm đến bé, để ý từng thay đổi nhỏ của trẻ. Không nên tạo quá nhiều áp lực cho trẻ, đặc biệt là vấn đề về học tập. Ba mẹ cần hiểu và biết cách trò chuyện, tâm sự với bé. Lắng nghe và thấu hiểu bé đôi khi chính là phương pháp tốt nhất để giúp trẻ phát triển theo hướng lạc quan, tích cực hơn.

3. Trong những năm đầu đời của trẻ sơ sinh ba mẹ cần làm gì để chăm sóc bé?

Để trẻ có thể phát triển tốt ở các giai đoạn sau này ba mẹ chăm sóc tốt trẻ trong những năm tháng đầu đời, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số điểm ba mẹ cần lưu ý khi chăm sóc bé sơ sinh:

  • Thời điểm này cổ của trẻ còn rất yếu. Vì thế ba mẹ tuyệt đối không được lay hoặc lắc bé. Điều này có thể làm cho não bộ của bé bị tổn thương, thậm chí là có thể gây tử vong.
  • Có một số bé có thể mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh nên ba mẹ cần để ý cẩn thận lúc bé ngủ.
  • Với bé sơ sinh, khi ăn ba mẹ nên chia thức ăn thành miếng nhỏ. Tuyệt đối không được cho bé ngậm bất cứ đồ vật gì khi chơi vì trẻ không biết và có thể nuốt chúng.
  • Ba mẹ cần nắm bắt lịch tiêm phòng vắc xin của trẻ để có thể cho bé tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin.

Để có thể giúp trẻ phát triển tốt nhất ba mẹ nên tìm hiểu và nắm bắt được các giai đoạn phát triển của trẻ. Từ đó, sẽ có những phương pháp hỗ trợ cũng như chăm sóc cho trẻ để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

>>> Xem thêm:

adminHealth

Recent Posts

Các loại băng vệ sinh mặt bông thấm hút và chống tràn tốt nhất hiện nay

Băng vệ sinh mặt bông là loại băng ưa chuộng của chị em phụ nữ…

3 ngày ago

Kích thước băng vệ sinh bao nhiêu là phù hợp

Hiện nay, băng vệ sinh được thiết kế với rất nhiều phiên bản khác nhau,…

3 ngày ago

Cách trị hăm tã cho bé an toàn và hiệu quả tại nhà

Bé bị hăm tã là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe…

6 ngày ago

Top 3 thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh an toàn, mẹ yên tâm

Bé bị hăm tã khiến bé khó chịu và quấy khóc. Mẹ lo lắng và…

6 ngày ago

Cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng chuẩn nhất

Băng vệ sinh là thứ không thể thiếu đối với chị em phụ nữ mỗi…

7 ngày ago

Cách mua băng vệ sinh cho bạn gái “chuẩn chỉnh”

Mỗi khi đến “ngày rụng dâu” các bạn gái thường đắn đo nên dùng loại…

1 tuần ago