Hở van hai lá

0
109
Quảng Cáo

Hở van hai lá là bệnh lý van tim bẩm sinh. Bệnh gây nên các triệu chứng ứ đọng tuần hoàn ngược dòng và lâu ngày dẫn đến suy tim. Thông thường người bệnh sẽ không có triệu chứng gì trong nhiều năm và đến nhập viện trong tình trạng suy tim diễn tiến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hở van hai lá.  Tại Việt Nam, bệnh lý van tim hậu thấp và bệnh tim thiếu máu cục bộ, tim bẩm sinh là những nguyên nhân thường gặp nhất gây hở van tim hai lá.

Định nghĩa

Hở van hai lá là bệnh gì?

Van hai lá ở tim nằm giữa tâm nhĩ trái (khoang nằm ở phần tim trên) và tâm thất trái (khoang nằm ở phần tim dưới). Van hai lá mở khi tâm nhĩ bơm máu đến tâm thất và đóng lại khi tâm thất bơm máu đi đến các bộ phận của cơ thể. Việc đóng lại này ngăn không cho máu đi ngược vào lại tâm nhĩ. Hiện tượng máu từ tâm thất rỉ ngược vào tâm nhĩ gọi là sự trào ngược. Khi đó máu từ tim không bơm ra ngoài một cách bình thường, và tâm nhĩ không thể nhận máu ở lần co bóp tiếp theo. Máu có thể tồn đọng ở phần bên tim phải (và đi đến phổi) gây phù phổi. Tâm thất trái sau đó phải làm việc quá mức để tống máu đi. Và điều này về sau có thể gây suy tim.

Những ai thường mắc hở van hai lá?

Bệnh nhân hở van hai lá không giới hạn vùng địa lý hay dân tộc nào. Hở van hai lá thường được chẩn đoán ở tuổi trung niên trở lên. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của hở van hai lá là gì?

Nếu bạn bị hở van hai lá nhẹ, bạn sẽ không xuất hiện triệu chứng nào. Nhiều người không biết mình bị hở van hai lá và sống bình thường trong nhiều năm.

Những triệu chứng sau chỉ hình thành sau nhiều năm:

  • Mệt mỏi và khó thở, đặc biệt là khi gắng sức hoặc khi nằm xuống;
  • Nghe tiếng âm thổi tại tim;
  • Rối loạn nhịp tim;
  • Đổ mồ hôi bàn chân hoặc khuỷu tay.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám nếu bạn có các dấu hiệu hay triệu chứng như:

  • Đau thắt ngực thường xuyên và ngày càng nặng;
  • Khó thở trong lúc nghỉ;
  • Muốn ngất;
  • Đánh trống ngực (tần số tim nhanh);
  • Phù hai chân và bàn chân.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra hở van hai lá là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh là do van hai lá bị tổn thương. Tổn thương van hai lá có thể là hậu quả của khuyết tật bẩm sinh hoặc bệnh nhồi máu cơ tim (1 phần tim bị chết do không nhận đủ máu).

Những nguyên nhân khác gồm:

  • Viêm khớp hậu thấpthấp, do nhiễm liên cầu khuẩn từ viêm họng.
  • Rối loạn mô liên kết như bệnh lupus ban đỏ toàn thân.
  • Những bệnh di truyền như hội chứng Marfan, một rối loạn di truyền của mô liên kết có đặc điểm là cao quá khổ, ngón tay chân dài bất thường (chứng ngón nhện), khuyết tật tim và di lệch không hoàn toàn các thủy tinh thể trong mắt.
  • Sa van hai lá cũng có thể dẫn tới hở van hai lá.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hở van hai lá?

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc hở van hai lá bao gồm:

  • Tiền căn sa van.
  • Nhồi máu cơ tim: có thể làm tổn thương cơ tim, ảnh hưởng chức năng van hai lá.
  • Bệnh tim: ví dụ bệnh mạch vành.
  • Dùng thuốc: ergotamine (Cafergot, Migergot) hoặc các thuốc tương tự để điều trị đau nửa đầu, pergolide, cabergoline, thuốc chống thèm ăn fenfluramine và dexfenfluramine.
  • Nhiễm trùng: như viêm nội tâm mạc và sốt thấp, có thể làm tổn thương van hai lá.
  • Bệnh tim bẩm sinh.
  • Tuổi: đến tuổi trung niên dần có sự thoái hóa tự nhiên của van hai lá.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hở van hai lá?

Đối với bệnh hở van hai lá mức độ vừa phải, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để ngăn ngừa biến chứng. Phương pháp phẫu thuật thay van hai lá có thể được tiến hành khi tình trạng hở van trở nên nghiêm trọng hoặc điều trị bằng thuốc không giúp giảm triệu chứng.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hở van hai lá?

Bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cách nghe tiếng bất thường giữa các nhịp tim thông qua ống nghe. NGoài ra, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm tim, chụp X-quang và điện tâm đồ (ECG) để xác minh chẩn đoán. Phim X-quang thường cho thấy tâm nhĩ giãn rộng. Loạn nhịp (ví dụ rung nhĩ) có thể xảy ra và gây đánh trống ngực.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hở van hai lá?

Hở van hai lá có thể được hạn chế nếu bạn:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Giới hạn lượng muối trong khẩu phần ăn nếu bạn có triệu chứng suy tim.
  • Tập thể dục dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bệnh hở van hai lá là bệnh lý có thể điều trị bằng nội khoa và ngoại khoa. Đối với các trường hợp nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị bảo tồn và dùng thuốc hỗ trợ. Trong những trường hợp hở van hai lá nặng hoặc hở van hai lá đột ngột gây rối loạn huyết động, bệnh nhân có chỉ định điều trị ngoại khoa sửa van hoặc thay van tim nhân tạo. Bệnh thường biểu hiện triệu chứng khi đã tiến triển lâu dài. Do đó, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch khi phát hiện các triệu chứng như tim loạn nhịp, đau ngực khi gắng sức, khó thở khi nằm, phù chân… để được kịp thời khám và điều trị bệnh.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bài trướcNuốt nước mắt vì hở van động mạch chủ 3/4 mà không có điều kiện phẫu thuậtĐây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.
Bài tiếp theoHở van tim ba lá