Nang thận mắc phải

0
82
Quảng Cáo

Tìm hiểu chung

Bệnh nang thận mắc phải là bệnh gì?

Nhiều bệnh nhân mắc chứng thận mãn tính sẽ bị bệnh nang thận mắc phải, một bệnh lý xảy ra khi thận tạo những túi chứa đầy dịch gọi là nang thận.

Trong hầu hết các trường hợp, nang thận vô hại và không cần điều trị. Đôi khi nang có vấn đề xảy ra, ví dụ như nhiễm trùng trong nang gây triệu chứng sốt và đau lưng. Đôi khi nang xuất huyết và máu sẽ xuất hiện trong nước tiểu.

Mặc dù các bác sĩ còn tranh luận về phần trăm chính xác nhưng khoảng từ 10-20% người mắc bệnh nang thận sẽ có u thận, mà trong một số trường hợp là u ác tính. Dù số người mắc bệnh nang thận phải chuyển sang ung thư không cao nhưng vẫn chiếm một tỉ lệ nhỏ.

Những ai thường mắc bệnh nang thận mắc phải?

Bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Nang thận thường gặp ở những người chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc (phương pháp lọc máu trong cơ thể).

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nang thận mắc phải?

Bệnh nang thận mắc phải thường không có triệu chứng. Nếu nang bị nhiễm trùng, bạn sẽ đau lưng, sốt hoặc ớn lạnh. Nếu nang bị xuất huyết, bạn thường sẽ thấy máu trong nước tiểu.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gọi bác sĩ nếu bị tiểu máu và có các triệu chứng hoặc dấu hiệu nghi ngờ bệnh nang thận.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh nang thận mắc phải là gì?

Giống như chức năng của một thận khỏe mạnh, lọc máu nhân tạo tiến hành lọc và thải bỏ các chất dư thừa trong cơ thể nhưng nếu không thể đạt hiệu suất thải cao như thận khỏe mạnh, sẽ còn lại một lượng chất dư thừa trong cơ thể. Và các nhà khoa học tin rằng chính những chất dư thừa này sẽ góp phần gây ra nang thận. Bản thân phương pháp lọc máu không gây ra nang thận.

Điều gì làm cho bệnh nang thận mắc phải trở nên nặng hơn?

Bệnh nang thận mắc phải có thể nặng hơn nếu bạn:

  • Không tuân thủ lịch tái khám định kỳ;
  • Tự ý ngừng hoặc đổi liều thuốc khi thấy khá hơn mà chưa được sự cho phép của bác sĩ;
  • Tự ý dùng thuốc (cả thuốc không kê toa và thảo dược) mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nang thận mắc phải?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh nang thận mắc phải, ví dụ như bạn đã lớn tuổi, bạn là nam giới hoặc bạn chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc. Nguy cơ bị bệnh sẽ tăng dần theo số năm chạy thận.

Điều trị hiệu quả

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nang thận mắc phải?

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Nếu bệnh nang thận mắc phải không gây đau hay khó chịu thì bạn không cần điều trị. Nhiễm trùng sẽ được xử trí bằng kháng sinh. Nếu nang lớn gây đau, bác sĩ có thể dẫn lưu chúng bằng kim dài đâm qua da.

Nếu nghi ngờ có khối u, bạn có thể cần khám định kỳ để theo dõi ung thư thận. Một số bác sĩ khuyến cáo tất cả bệnh nhân nên tầm soát ung thư sau 3 năm chạy thận. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bác sĩ sẽ phẫu thuật để làm nang ngưng chảy máu và cắt bỏ u hay khối nghi ngờ là u.

Khi ghép thận, thận bị bệnh được giữ nguyên, trừ khi chúng gây nhiễm trùng hay tăng huyết áp. Bệnh nang thận mắc phải thường sẽ biến mất sau khi ghép thận.

Những phương pháp nào dùng để chẩn đoán bệnh nang thận mắc phải?

Bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nang thận mắc phải dựa trên bệnh sử và triệu chứng của bạn. Để xác định chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định một hoặc nhiều những thủ thuật chẩn đoán hình ảnh sau:

  • Siêu âm thận. Trong kỹ thuật siêu âm, bác sĩ sẽ rà một thiết bị gọi là đầu dò lên bụng của bạn. Đầu dò gửi những sóng âm vô hại vào trong cơ thể và bắt sóng dội ngược từ nội tạng ra để tạo hình ảnh trên màn hình. Siêu âm bụng được dùng để đánh giá kích thước và hình dạng của thận;
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT). Chụp CT là sự kết hợp của X quang và kĩ thuật vi tính để tạo ra hình ảnh. Đôi khi, bác sĩ sẽ cho bạn tiêm chất cản quang để có được hình ảnh tốt hơn. Bạn sẽ nằm trên một cái bàn trượt vào bên trong máy quét hình vành khăn. Chụp CT giúp phát hiện nang và khối u trong thận;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI). Máy MRI sử dụng sóng vô tuyến và từ trường để tạo ra những hình ảnh chi tiết của các nội tạng và mô. Bạn sẽ không phải phơi nhiễm với phóng xạ. Với hầu hết các máy MRI, bạn sẽ nằm trên một bàn trượt vào trong một ống dạng đường hầm mà điểm cuối mở hoặc đóng. Nhiều máy mới được thiết kế cho phép bạn nằm trong một khoảng không gian mở hơn. Tương tự chụp CT, MRI có thể giúp phát hiện nang và u thận.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nang thận mắc phải?

Bằng cách tìm hiểu mọi thứ về bệnh và uống thuốc theo toa của bác sĩ, bạn có thể kiểm soát và hạn chế sự tiến triển của bệnh nang thận mắc phải.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bài trướcNang hoạt dịch vùng khoeo chân (U nang baker)
Bài tiếp theoNang tụy