Trễ kinh (chậm kinh): Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

0
300
Quảng Cáo

Trễ kinh (chậm kinh) là một vấn đề mà chị em không nên xem nhẹ. Hãy tham khảo bài viết sau của Hello Bacsi để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tìm hiểu chung

Tình trạng trễ kinh thường gặp

Trễ kinh là chu kỳ kinh nguyệt bất thường – một hoặc nhiều lần bị lỡ kinh nguyệt. Những người phụ nữ lỡ mất ít nhất ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp có thể bị vô kinh.

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là mang thai. Các nguyên nhân khác bao gồm các vấn đề ở các cơ quan sinh sản hoặc các tuyến giúp điều chỉnh nồng độ hormone. Điều trị bệnh trạng ẩn thường giải quyết được vấn đề vô kinh.

Triệu chứng thường gặp

Các dấu hiệu của tình trạng trễ kinh

Dấu hiệu chính của trễ kinh là tình trạng không thấy xuất hiện kinh nguyệt. Tùy thuộc vào nguyên nhân của trễ kinh, bạn có thể gặp các dấu hiệu kèm theo tình trạng này, chẳng hạn như:

  • Sữa rỉ ra ở đầu núm vú
  • Rụng tóc
  • Đau đầu
  • Tầm nhìn thay đổi
  • Dư lông mặt
  • Đau vùng xương chậu
  • Mụn trứng cá.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra tình trạng trễ kinh

Thông thường, bạn sẽ bị chậm kinh khi:

  • Mang thai
  • Cho con bú
  • Mãn kinh.

Hầu hết phụ nữ thường có kinh vào mỗi 28 ngày, từ lúc bắt đầu có kinh nguyệt cho đến khi mãn kinh. Tuy nhiên, một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh có thể dao động từ 21 đến 35 ngày. Nếu chu kỳ của bạn không nằm trong các phạm vi này thì có thể là do một trong những lý do sau:

Căng thẳng

Căng thẳng có thể loại bỏ các hormone, thay đổi thói quen hàng ngày và thậm chí ảnh hưởng đến một phần của bộ não có trách nhiệm điều hành kì kinh – vùng dưới đồi. Theo thời gian, căng thẳng có thể dẫn đến bệnh tật hoặc tăng hay giảm cân đột ngột, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.

Nếu bạn sợ căng thẳng sẽ làm mất kỳ kinh thì hãy thử thực hành các kỹ thuật thư giãn và thay đổi lối sống. Bên cạnh đó, tập luyện nhiều và chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bạn có kinh trở lại.

Trọng lượng cơ thể thấp

Phụ nữ bị rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc ăn vô độ, có thể bị lỡ kinh. Nếu bạn bị mất trên 10% trọng lượng so với chiều cao tiêu chuẩn thì các chức năng cơ thể có thể bị thay đổi, điều đó còn có thể ngăn chặn sự rụng trứng. Điều trị chứng rối loạn ăn uống và tăng cân một cách lành mạnh có thể làm cho chu kì kinh trở lại bình thường.

Béo phì

Không chỉ trọng lượng cơ thể thấp có thể gây ra những thay đổi về nội tiết tố, thừa cân cũng có thể gây ra rối loạn. Bác sĩ sẽ đề nghị một chế độ ăn uống và tập thể dục nếu họ cho rằng béo phì là một yếu tố gây chậm kinh hoặc lỡ kinh.

Triệu chứng đa nang buồng trứng (PCOS)

Triệu chứng đa nang buồng trứng là tình trạng khiến cho cơ thể sản xuất các nội tiết tố nam androgen nhiều hơn. U nang buồng trứng hình thành là kết quả của sự mất cân bằng nội tiết tố này, điều này có thể gây ra tình trạng rụng trứng không thường xuyên hoặc ngừng rụng trứng hoàn toàn.

Kích thích tố khác, chẳng hạn như insulin, cũng có thể bị mất cân bằng do việc kháng insulin có thể dẫn đến triệu chứng đa nang buồng trứng. Điều trị triệu chứng đa nang buồng trứng tập trung vào việc giảm các triệu chứng. Bác sĩ có thể kê toa ngừa thai hoặc dùng thuốc khác để giúp điều hòa chu kỳ.

Kiểm soát sinh

Chu kỳ kinh có thể thay đổi khi bạn vào hoặc qua khỏi thời kì kiểm soát sinh. Thuốc ngừa thai có chứa hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn không cho buồng trứng rụng trứng. Bạn có thể mất đến sáu tháng để chu kì trở lại bình thường sau khi ngưng thuốc. Các phương pháp tránh thai dạng cấy hoặc tiêm có thể gây mất chu kỳ.

Bệnh mạn tính

Các bệnh mạn tính như tiểu đường và bệnh Celiac cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi về lượng đường trong máu có liên quan đến những thay đổi nội tiết tố, vì vậy, kiểm soát kém tình trạng tiểu đường có thể gây ra bất thường trong chu kỳ kinh. Bệnh Celiac gây viêm có thể làm tổn thương ruột non, khiến cho cơ thể không thể hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng, điều này có thể làm chậm hoặc lỡ kinh.

Mãn kinh sớm

Hầu hết phụ nữ bắt đầu thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi từ 45-55. Những phụ nữ có các triệu chứng trong khoảng 40 tuổi hoặc trước đó được xem là bị mãn kinh sớm, điều này có nghĩa là quá trình rụng trứng đang suy yếu và kết quả là dẫn đến lỡ kinh, cuối cùng là chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt.

Các vấn đề tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh hoặc lỡ kinh. Tuyến giáp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể, do đó nồng độ hormone này có thể bị ảnh hưởng. Các vấn đề về tuyến giáp thường có thể được điều trị bằng thuốc. Sau khi điều trị, chu kỳ của bạn rất có thể sẽ trở lại bình thường.

Nguy cơ mắc phải

Đối tượng thường mắc phải tình trạng trễ kinh

Tình trạng trễ kinh có thể xuất hiện ở bất kỳ người phụ nữ nào đã có kinh nguyệt. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường địa phương liên quan đến dinh dưỡng và bệnh mạn tính có thể làm tăng nguy cơ. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng trễ kinh

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ trễ kinh có thể bao gồm:

  • Bệnh sử gia đình. Nếu trong gia đình bạn có người phụ nữ khác bị trễ kinh, bạn có nguy cơ mắc phải vấn đề này;
  • Rối loạn ăn uống. Nếu bạn mắc chứng rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc ăn vô độ thì bạn có nguy cơ cao mắc phải tình trạng trễ kinh;
  • Luyện tập thể dục thể thao. Chế độ luyện tập thể thao nghiêm ngặt có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng trễ kinh.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế được dùng để chẩn đoán tình trạng chậm kinh

Bác sĩ sẽ thực hiện khám phụ khoa để kiểm tra xem có bất kỳ vấn đề nào ở cơ quan sinh sản không. Nếu bạn chưa từng có kinh, bác sĩ có thể kiểm tra ngực và bộ phận sinh dục của bạn để xem bạn có đang trải qua những thay đổi bình thường của tuổi dậy thì hay không.

Chậm kinh có thể là dấu hiệu cho biết một loạt các vấn đề nội tiết tố phức tạp. Để tìm ra nguyên nhân cơ bản, bác sĩ có thể phải tiến hành nhiều xét nghiệm và thường mất nhiều thời gian.

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm

Một loạt các xét nghiệm máu có thể cần thiết, bao gồm:

  • Thử thai. Đây là thử nghiệm đầu tiên để loại trừ hoặc xác nhận khả năng mang thai;
  • Kiểm tra chức năng tuyến giáp. Đo lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu của bạn có thể xác định xem tuyến giáp có đang làm việc đúng cách hay không;
  • Kiểm tra chức năng buồng trứng. Đo lượng hormone kích thích nang trứng (FSH) trong máu có thể xác định xem buồng trứng có đang làm việc đúng cách hay không;
  • Xét nghiệm prolactin. Nồng độ hormone prolactin thấp có thể là dấu hiệu cho biết có khối u tuyến yên;
  • Xét nghiệm nội tiết tố nam. Nếu bạn có nhiều lông ở mặt và giọng nói trầm xuống, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra mức độ hormone nam trong máu của bạn.

Kiểm tra hình ảnh

Tùy thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng cũng như kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều xét nghiệm hình ảnh, bao gồm:

  • Siêu âm. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng âm thanh để tạo hình ảnh của cơ quan nội tạng. Nếu bạn chưa từng có kinh, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm để kiểm tra xem có bất kỳ bất thường nào ở cơ quan sinh sản của bạn hay không;
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT). Phương pháp này sẽ chụp X-quang từ nhiều góc độ khác nhau để tạo điểm cắt ngang của các cấu trúc bên trong. Chụp cắt lớp vi tính có thể cho biết tử cung, buồng trứng và thận có bình thường không;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI). MRI sử dụng sóng vô tuyến điện với một từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh đặc biệt chi tiết các mô mềm trong cơ thể. Bác sĩ có thể chỉ định MRI để kiểm tra xem có khối u tuyến yên không.

Những phương pháp dùng để điều trị tình trạng chậm kinh

Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh. Trong một số trường hợp, thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone khác có thể khởi động lại chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Chậm kinh do rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên có thể được điều trị bằng thuốc. Nếu khối u hoặc sự tắc nghẽn là nguyên nhân gây ra tình trạng thì bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng chậm kinh

Một số yếu tố lối sống, chẳng hạn như tập thể dục quá nhiều hoặc ăn quá ít, có thể gây ra chậm kinh, do đó bạn cần phải cân bằng công việc, giải trí và nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, bạn hãy kiểm soát các căng thẳng và xung đột trong cuộc sống. Nếu bạn không thể làm giảm căng thẳng, hãy nhờ đến gia đình, bạn bè hoặc bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp  điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có bình thường hay không?
  • Cách Tính Ngày Rụng Trứng Dễ Thụ Thai Hoặc Tránh Thai Theo Ý Muốn
  • Tìm hiểu 7 nguyên nhân trễ kinh khiến phái nữ lo lắng
Bài trướcTrẻ bị tiểu đường – Lên kế hoạch chăm sóc cho trẻ
Bài tiếp theoTrẻ sơ sinh nhẹ cân