Mẹ & Bé

Trẻ mấy tháng biết ngồi? Cách giúp bé tập ngồi cứng cáp hơn

Trẻ mấy tháng biết ngồi là thắc mắc của nhiều bố mẹ khi con ngày càng lớn. Vậy, bố mẹ có nên cho bé tập ngồi sớm không? Làm thế nào để bé ngồi vững? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của VNCare để biết chính xác vấn đề quan trọng này bố mẹ nhé!    

1. Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Ngồi là một trong những vận động thô của trẻ sơ sinh. Theo thời gian, bé sẽ phát triển các kỹ năng vận động. Vậy trẻ mấy tháng biết ngồi? Các bé thường sẽ học ngồi khi được 5 đến 8 tháng tuổi. Lúc này, các bé đã biết cách lật và nâng cao đầu. Khi bé được 8 tháng tuổi, bé đã có thể tự ngồi mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ.

Bác sĩ chuyên khoa Nhi – Nguyễn Phước Mỹ Linh cho biết trẻ ngồi vững là mốc đầu tiên để đánh giá vận động theo tuổi.

Các bé có thể tự ngồi khi 8 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

2. Dấu hiệu trẻ tập ngồi

Bắt đầu từ tháng thứ 4, cơ cổ và đầu của bé sẽ cứng cáp hơn. Sau khi bé đã học được cách nâng cao đầu, bé sẽ tìm cách chống người lên bằng hai tay. Khi bé tròn 5 tháng tuổi, bé có thể tự ngồi trong vài phút mà không cần hỗ trợ. Tuy nhiên, vì khung xương chưa cứng cáp nên bé thường bị bị ngã lật ra sau hoặc trước. Bố mẹ nên túc trực để giúp bé ngồi và đảm bảo an toàn cho bé.

Khi trẻ được 7 tháng tuổi, trẻ đã có thể tự ngồi và xoay người để lấy thứ bé muốn.

Đến 8 tháng tuổi, bé yêu của mẹ sẽ có thể ngồi một cách vững vàng!

3. Cho bé sơ sinh tập ngồi sớm có bị gù lưng không?

Giống như người trồng cây vội vàng uốn cây non, tập ngồi cho bé quá sớm có thể gây gù lưng ở trẻ. Lúc này, cột sống của bé còn yếu, chưa chịu được áp lực quá lớn. Do đó, bé yêu cần thêm thời gian để cơ và xương phát triển cứng cáp. Đặc biệt, khi để trẻ ngồi sai tư thế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hình dạng cột sống sau này. 

Tóm lại, việc tập cho bé ngồi sớm khi chưa sẵn sàng không có lợi. Tốt nhất, mẹ nên đợi bé đủ sẵn sàng, tập ngồi cho bé đúng cách vẫn chưa muộn.

4. Tại sao thời gian nằm sấp (tummy time) lại quan trọng với việc học ngồi của trẻ?

Thời gian nằm sấp hay tummy time là khoảng thời gian bé nằm sấp dưới sự theo dõi của bố mẹ. Mục đích của phương pháp này là để tăng cường sức mạnh của cơ cổ, giúp bé học ngồi dễ dàng hơn. Nếu bé không thích nằm sấp trong thời gian dài, mẹ có thể cho bé tập vài lần mỗi ngày. Mỗi lần kéo dài trong vài phút. Để khuyến khích trẻ tập nằm sấp, bố mẹ cũng có thể nằm sấp ngang tầm mắt với bé. Từ đó, bé sẽ cố gắng nằm sấp lâu hơn. Mẹ cũng có thể thử đặt một chiếc gương trên sàn để bé có thể nhìn thấy khuôn mặt mình.

Nằm sấp tăng cường sức mạnh cơ cổ, giúp trẻ học ngồi dễ dàng hơn (Nguồn: Sưu tầm)

5. Khi nào thì trẻ ngồi vững?

Khi trẻ đã biết ngồi nhưng chưa ngồi vững, bố mẹ có thể hỗ trợ bé bằng cách nâng ngực và đầu bé. Điều này giúp cơ cổ của bé cứng cáp hơn. Khi đó, bé sẽ học được cách kiểm soát đầu – một kỹ năng rất cần thiết khi tập ngồi.

Khi bé đã tự tin ngồi, mẹ có thể đặt một món đồ chơi sáng màu hoặc một vật tạo âm thanh,… để gây sự chú ý của bé và giúp bé học cách cân bằng với cánh tay của mình. Lúc này, bố mẹ cần chắc chắn đã ở gần bé, tránh trường hợp bé ngã.

Vậy là mẹ đã tìm ra đáp án cho câu hỏi ‘Trẻ mấy tháng biết ngồi?’ và cách giúp bé ngồi vững rồi phải không nào? Chúc thiên thần nhỏ của mẹ sẽ phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh nhé!

Bố mẹ đặt đồ chơi trước mặt để bé với cánh tay lúc ngồi (Nguồn: Sưu tầm)

6. Bé mấy tháng biết ngồi được coi là sớm hoặc muộn?

Mỗi bé có tốc độ phát triển khác nhau. Nếu bé có thể tập ngồi lúc 4 tháng tuổi nghĩa là bé tập ngồi sớm. Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng khi bé đã hơn 5 tháng mà vẫn chưa ngồi được. Bố mẹ luôn thắc mắc mấy tháng bé biết ngồi? Con có đang gặp vấn đề sức khỏe nào không? Thực tế, mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau, do đó mẹ không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, nếu sau 9 tháng, bé vẫn chưa thể ngồi hoặc không ngồi vững là dấu hiệu cho thấy bé chậm vận động. Lúc này, bố mẹ cần đưa bé đi kiểm tra sức khỏe để biết rõ nguyên nhân và có hướng xử lý đúng đắn.

>>> Tìm hiểu thêm:

7. Những điều cần lưu ý khi bé tập ngồi

Bé vừa tập ngồi thường dễ dàng mệt mỏi, dẫn đến khóc, tỏ ra khó chịu. Nếu bé ngã người ngay cả khi được hỗ trợ, có thể bé chưa sẵn sàng ngồi. Theo Whattoexpect, biểu hiện trên của bé là hoàn toàn bình thường. Mẹ không cần quá lo lắng và tiếp tục tập lại cho bé ở những lần sau. Trong giai đoạn này, bố mẹ nên nên:

  • Kiên nhẫn tập ngồi và động viên bé.
  • Để trẻ phát triển một cách tự nhiên.
  • Chỉ nên tập ngồi cho trẻ khi trẻ có dấu hiệu muốn ngồi.
  • Đảm bảo khu vực xung quanh chỗ con ngồi an toàn, tránh gần ổ điện hoặc các đồ chơi nhỏ,…
Bố mẹ nên đưa bé đi khám nếu sang tháng thứ 9 bé vẫn chưa ngồi được (Nguồn: Sưu tầm)

8. Trẻ chưa biết ngồi – Khi nào mẹ cần đưa đi khám bác sĩ?

Các dấu hiệu cho thấy bé chậm phát triển vận động có thể xảy ra gồm:

  • Cứng hoặc căng cơ.
  • Chuyển động yếu.
  • Chỉ đưa tay này qua tay khác.
  • Không với hoặc đưa đồ vật lên miệng.
  • Không kiểm soát được phần đầu tốt.

Kiểm soát đầu là điều cần thiết để bé ngồi độc lập, đồng thời là chìa khóa để bé tập bò, đứng và học đi. Nếu em bé của bạn không thể ngẩng đầu lên ổn định khi đã được 4 tháng tuổi và chưa học được cách tự chống tay, bố mẹ cần tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ. Mỗi bé có cơ chế phát triển khác nhau nhưng đây có thể là dấu hiệu của sự chậm phát triển kỹ năng vận động thô. Dù vậy, chỉ cần bố mẹ kiên nhẫn và đồng hành cùng bé, bé sẽ nhanh chóng học được cách ngồi.

9. Sau khi biết ngồi, trẻ mấy tháng biết bò, đi và nói?

Sau khi bé đã biết ngồi, bé sẽ bắt đầu học các kỹ năng vận động khác như:

  • Biết bò: Khoảng thời gian từ 7 – 10 tháng tuổi, hầu hết các bé sẽ bắt đầu học bò. Những trẻ biết lật sớm sẽ biết bò sớm, bởi bé đã có nhiều thời gia tập rướn người khi nằm sấp.
  • Biết đi: Trẻ bắt đầu tập đi từ 10 – 18 tháng tuổi. Lúc đầu bé tập đi sẽ thường bị hụt chân và vấp ngã. Song khi bé đã đi được vài tháng, bé sẽ đủ tự tin để thực hiện các bước phức tạp khác.
  • Biết nói: nhiều khảo sát cho thấy, hầu hết các bé sẽ bắt đầu tập nói ê a trong 3 – 4 tháng tuổi. Khi bé được 36 tháng tuổi, lời nói của trẻ đã rõ ràng hơn, trẻ nói được câu dài hơn. Điều này chứng minh khả năng học hỏi và tiếp thu của bé diễn ra bình thường.

>>> Tham khảo chi tiết:

Khoảng thời gian từ 4 – 36 tháng tuổi, bé sẽ phát triển nhiều kỹ năng vận động. Do đó, bố mẹ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé bằng cách chú ý đến thực đơn ăn dặm mỗi ngày của trẻ. Khi bé có đủ dinh dưỡng, đủ chất để phát triển, bé sẽ dễ dàng thích ứng với nhiều thay đổi hơn. Bên cạnh đó, bé bắt đầu phát triển thị giác, tính tò mò và khả năng di chuyển. Do vậy, bố mẹ nên chú ý quan sát mỗi khi con chơi đùa.

Trẻ mấy tháng biết ngồi và cách để trẻ ngồi vững

Qua những thông tin mà VNCare chia sẻ, hẳn bố mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi ‘trẻ mấy tháng biết ngồi‘ rồi đúng không nào? Tuy nhiên, nếu bố mẹ vẫn còn băn khoăn, đừng ngần ngại gửi câu hỏi về VNCare để được tư vấn nhanh nhất nhé. VNCare sẽ đồng hành cùng bố mẹ để việc chăm con trở nên dễ dàng hơn!

Nguồn tham khảo:

adminHealth

Recent Posts

Các loại băng vệ sinh mặt bông thấm hút và chống tràn tốt nhất hiện nay

Băng vệ sinh mặt bông là loại băng ưa chuộng của chị em phụ nữ…

2 ngày ago

Kích thước băng vệ sinh bao nhiêu là phù hợp

Hiện nay, băng vệ sinh được thiết kế với rất nhiều phiên bản khác nhau,…

2 ngày ago

Cách trị hăm tã cho bé an toàn và hiệu quả tại nhà

Bé bị hăm tã là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe…

5 ngày ago

Top 3 thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh an toàn, mẹ yên tâm

Bé bị hăm tã khiến bé khó chịu và quấy khóc. Mẹ lo lắng và…

5 ngày ago

Cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng chuẩn nhất

Băng vệ sinh là thứ không thể thiếu đối với chị em phụ nữ mỗi…

5 ngày ago

Cách mua băng vệ sinh cho bạn gái “chuẩn chỉnh”

Mỗi khi đến “ngày rụng dâu” các bạn gái thường đắn đo nên dùng loại…

1 tuần ago