Viêm kết mạc cấp tính

0
176
Quảng Cáo

Tìm hiểu chung

Viêm kết mạc cấp tính là bệnh gì?

Viêm kết mạc cấp tính (viêm kết mạc adenovirus hoặc “mắt đỏ”) là tình trạng viêm gây ra do nhiễm trùng từ vi khuẩn hoặc virus. Mắt đỏ cũng có thể do dị ứng, tổn thương mắt hoặc phản ứng với thuốc.

Viêm kết mạc cấp tính rất dễ lây với mức độ tấn công trong nội bộ gia đình lên đến 50%. Khoảng 35–50% bệnh nhân phát triển các biến chứng.

Không giống như viêm kết mạc do vi khuẩn, viêm kết mạc cấp tính liên quan đến các bệnh lý quan trọng như:

  • Giảm thị lực hoặc độ nhạy ánh sáng do thâm nhiễm dưới biểu mô dai dẳng (giác mạc viêm tích tụ)
  • Chảy nước mắt mãn tính (chảy nước mắt quá mức) từ các vấn đề thoát lệ đạo.
  • Mất thị lực do kết mạc co rút và kết mạc bị dính một phần hay toàn phần (sẹo kết mạc)

Mức độ phổ biến của viêm kết mạc cấp tính

Viêm kết mạc cấp tính là bệnh rất phổ biến. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm kết mạc cấp tính là gì?

Các triệu chứng phổ biến của viêm kết mạc cấp tính là:

  • Đỏ mắt
  • Mí mắt sưng, đỏ
  • Ngứa
  • Bỏng rát
  • Chảy nước mắt
  • Lông mi bết lại hoặc khô cứng
  • Cảm giác có dị vật (cảm giác như có vật gì trong mắt)

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra viêm kết mạc cấp tính?

Viêm kết mạc cấp tính có thể gây ra bởi nhiều loại vi khuẩn. Viêm kết mạc do vi khuẩn thường gây ra bởi Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus sp hoặc Chlamydia trachomatis (ít phổ biến hơn). Neisseria gonorrhoeae gây ra viêm kết mạc do lậu cầu, thường là kết quả của quan hệ tình dục với một người bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục.

Viêm mắt sơ sinh (viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh) do lậu cầu từ người mẹ và/hoặc nhiễm chlamydia. Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh xảy ra khoảng 20–40% trong số trẻ sinh thường.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm kết mạc cấp tính?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây viêm kết mạc cấp tính như:

  • Tiếp xúc với bệnh nhân
  • Nhiễm trùng ở một mắt
  • Các chất kích ứng từ môi trường
  • Tiếp xúc với chất gây dị ứng
  • Sống ở trang trại, căn cứ quân sự hoặc đi bơi trong hồ bơi
  • Nam thanh niên châu Á hoặc Địa Trung Hải
  • Dị ứng
  • Sử dụng kính sát tròng
  • Đeo mắt giả
  • Kích thích cơ học

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm kết mạc cấp tính?

Chẩn đoán viêm kết mạc và tìm khác biệt giữa viêm kết mạc do vi khuẩn, virus và không do nhiễm trùng thường dựa trên khám lâm sàng. Phết mẫu và nuôi cấy vi khuẩn nên được thực hiện ở những bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng, hệ miễn dịch yếu, điều trị ban đầu không hiệu quả, hoặc một mắt dễ bị tổn thương (ví dụ, sau khi cấy ghép giác mạc, mắt lồi do bệnh Graves). Phết mẫu và cạo mẫu kết mạc nên được kiểm tra dưới kính hiển vi và nhuộm Gram để xác định loại vi khuẩn và nhuộm Giemsa để xác định các tế bào biểu mô thể vùi ưa kiềm đặc trưng của viêm kết mạc do chlamydia.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm kết mạc cấp tính?

Bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để trị bệnh (dùng tại chỗ cho tất cả các nguyên nhân ngoại trừ do lậu cầu và chlamydia).

Viêm kết mạc do vi khuẩn rất dễ lây lan và các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng tiêu chuẩn cần được tuân thủ.

Nếu không nghi ngờ nhiễm trùng do lậu cầu hay chlamydia, hầu hết các bác sĩ điều trị theo hướng nhỏ moxifloxacin 0,5% 3 lần mỗi ngày trong vòng 7 –10 ngày hay dùng fluoroquinolone hoặc trimethoprim / polymyxin B, 4 lần mỗi ngày. Đáp ứng lâm sàng kém sau 2 hoặc 3 ngày chỉ ra nguyên nhân kháng thuốc do vi khuẩn, virus hay dị ứng. Các xét nghiệm nuôi cấy và độ nhạy cảm nên được thực hiện (nếu chưa thực hiện trước đó); các kết quả sẽ định hướng cho việc điều trị tiếp theo.

Do kháng thuốc và nhiễm trùng sinh dục chlamydia thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị bệnh lậu, người lớn bị viêm kết mạc do lậu cầu đòi hỏi điều trị kép với một liều duy nhất ceftriaxone 1g tiêm bắp với uống azithromycin 1g 1 lần (nếu dị ứng azithromycin hoặc điều trị nghi ngờ chlamydia, bác sĩ sẽ chỉ định doxycycline 100mg, uống 2 lần mỗi ngày trong vòng 7 ngày). Fluoroquinolones không còn được khuyến cáo do tình trạng kháng thuốc khá phổ biến. Bacitracin 500U/g hoặc thuốc mỡ mắt gentamicin 0,3% bôi vào mắt bị bệnh mỗi 2 giờ có thể được sử dụng kèm thêm với điều trị toàn thân. Các đối tác tình dục cũng cần được điều trị. Bệnh nhân cần được kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác và cơ quan y tế công cộng địa phương cần được thông báo.

Viêm mắt sơ sinh được phòng ngừa với việc sử dụng thường xuyên nitrat bạc nhỏ mắt hoặc bôi thuốc mỡ erythromycin ngay khi mới sinh. Nhiễm trùng phát triển, mặc dù đã được điều trị tại chỗ, cần được điều trị toàn thân. Đối với nhiễm lậu cầu, ceftriaxone 25–50 mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp (không quá 125mg) được sử dụng với một liều duy nhất. Nhiễm chlamydia được điều trị bằng erythromycin 12,5mg/kg dùng để uống hoặc tiêm 4 lần mỗi ngày trong vòng 14 ngày. Bố mẹ trẻ cũng cần được điều trị.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý viêm kết mạc cấp tính?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với viêm kết mạc cấp tính:

  • Sử dụng nước rửa tay và/hoặc rửa tay kỹ sau khi chạm vào mắt hay dịch tiết mũi
  • Tránh chạm vào mắt không bị nhiễm sau khi đã chạm vào mắt bị nhiễm
  • Tránh dùng chung chăn hay gối với người bệnh
  • Tránh bơi trong hồ bơi

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Khi nào mắt bị viêm kết mạc dị ứng?
  • Cẩn thận với nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc mùa xuân
  • Cách chữa đau mắt đỏ tại nhà
Bài trướcViêm họng: Cách điều trị và phòng ngừa
Bài tiếp theoViêm kết mạc herpes