Viêm túi mật cấp tính

0
82
Quảng Cáo

Tìm hiểu chung

Viêm túi mật cấp tính là bệnh gì?

Viêm túi mật cấp là tình trạng viêm túi mật xảy ra đột ngột và bất ngờ. Túi mật là một cơ quan nằm dưới gan giúp cơ thể bạn tiêu hóa chất béo.

Viêm túi mật có thể trở nên rất nghiêm trọng và trong nhiều trường hợp đòi hỏi phải được điều trị ngay lập tức. Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nghĩ mình có viêm túi mật cấp.

Tình trạng này có thể trở thành mãn tính nếu nó kéo dài một thời gian, hoặc nếu bạn gặp các triệu chứng viêm tái phát.

Mức độ phổ biến của viêm túi mật cấp tính

Viêm túi mật cấp là một biến chứng hiếm gặp của sỏi mật.

Khoảng 1–4% số người bị sỏi mật trải qua giai đoạn đau không thường xuyên, gọi là đau bụng mật. Khoảng 1% những người này phát triển viêm túi mật cấp nếu túi mật của họ không được phẫu thuật cắt bỏ.

Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm túi mật cấp tính là gì?

Dấu hiệu phổ biến nhất của viêm túi mật cấp là đau bụng kéo dài trong vài giờ. Cơn đau này thường ở phía giữa hoặc bên phải phần bụng trên. Nó cũng có thể lan sang vai phải hoặc sau lưng.

Đau do viêm túi mật cấp có thể đau nhói hoặc đau âm ỉ. Đau thường được mô tả rất dữ dội.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Phân màu đất sét
  • Nôn
  • Buồn nôn
  • Sốt
  • Vàng da, vàng mắt
  • Đau, thường xuất hiện sau bữa ăn
  • Ớn lạnh
  • Bụng đầy hơi

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra viêm túi mật cấp tính?

Sỏi mật đến nay là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm túi mật cấp. Mật có thể tích tụ trong túi mật nếu sỏi mật gây cản trở đường mật, điều này dẫn đến tình trạng viêm. Viêm túi mật cấp tính cũng có thể gây ra do một căn bệnh nghiêm trọng hoặc một khối u. Tuy nhiên, những nguyên nhân này rất hiếm.

Tình trạng này được coi là mãn tính khi các đợt tấn công của viêm túi mật lặp đi lặp lại hoặc kéo dài.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm túi mật cấp tính?

Nữ giới thường mắc sỏi mật nhiều hơn so với nam giới. Do đó, họ cũng có nguy cơ cao phát triển viêm túi mật cấp. Nguy cơ tăng theo tuổi ở cả hai giới mặc dù nguyên nhân gây ra vấn đề này không rõ ràng.

Chẩn đoán & Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm túi mật cấp tính?

Các triệu chứng của viêm túi mật cấp tính có thể giống với nhiều bệnh khác. Bác sĩ cần các thông tin về bệnh sử cũng như các triệu chứng. Họ có thể kiểm tra bụng để tìm dấu hiệu sưng và đau. Họ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung như sau:

  • Siêu âm bụng: sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh các cơ quan. Xét nghiệm hình ảnh này thường được sử dụng nhiều nhất trong chẩn đoán viêm túi mật.
  • Ghi xạ hình gan mật: là một thủ thuật tạo ra hình ảnh phần trên ruột non, gan, túi mật và các ống dẫn mật.
  • Chụp X-quang đường mật: sử dụng thuốc nhuộm tiêm vào ống dẫn mật để hiển thị túi mật và các ống dẫn mật trên X-quang.
  • Chụp CT: là những hình ảnh xử lý bằng máy tính tạo ra hình ảnh của các cơ quan nội tạng.

Bác sĩ có thể cần làm nhiều xét nghiệm hơn nếu đã được chẩn đoán là viêm túi mật cấp. Những xét nghiệm này có thể bao gồm xét nghiệm chức năng gan và công thức máu toàn bộ (CBC)

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm túi mật cấp tính?

Đau bụng dữ dội có thể cần phải điều trị ngay lập tức. Bạn nên thường xuyên đi khám bác sĩ nếu bắt đầu bị đau bụng dữ dội và không giải thích được.

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên nhập viện để được theo dõi. Bạn cũng có thể được yêu cầu ăn kiêng, do túi mật là một phần của hệ thống tiêu hóa và ăn kiêng cho phép túi mật nghỉ ngơi. Bạn có thể được truyền dịch qua tĩnh mạch (IV) để tránh mất nước. Bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc giảm đau và kháng sinh để giảm đau bụng và chống nhiễm trùng.

Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ túi mật nếu viêm túi mật tái phát nhiều lần. Cắt bỏ túi mật có thể được thực hiện với nội soi hoặc qua mổ hở.

Bạn vẫn có thể tiêu hóa thức ăn thông thường mà không có túi mật. Mật thường chảy vào túi mật sẽ được chuyển vào ruột non.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý cấp tính viêm túi mật?

Bạn có thể giảm nguy cơ phát triển viêm túi mật cấp tính hoặc mãn tính bằng cách giảm cân và có một chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Các chuyên gia tin rằng cholesterol đóng một vai trò trong việc hình thành sỏi mật. Bạn nên tránh các loại thực phẩm có nhiều chất béo và cholesterol.

Thừa cân làm tăng lượng cholesterol trong mật, điều này tăng cơ hội cho sỏi mật phát triển. Nếu bạn chọn giảm cân để giảm nguy cơ sỏi mật, tốt nhất là giảm cân dần dần. Giảm cân nhanh chóng có thể cản trở quá trình hóa mật rất tinh vi. Điều này có thể làm tăng cơ hội cho sỏi mật phát triển.

Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn lo lắng về cân nặng. Họ sẽ giúp bạn đưa ra một kế hoạch giảm cân hiệu quả.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Cắt túi mật nội soi
  • Ung thư túi mật
  • Viêm túi mật
Bài trướcViêm túi mật: Rủi ro thầm lặng không báo trước
Bài tiếp theoViêm túi thừa