Bảng cân nặng thai nhi theo tuần mới nhất 2022

0
519
Quảng Cáo

Trong các chỉ số thai nhi theo tuần quan trọng, chiều cao và cân nặng chuẩn của thai nhi là một trong những con số không thể thiếu. Dựa trên những số liệu này, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc mẹ bầu để thai nhi phát triển một cách tốt nhất. Cân nặng thai nhi theo tuần có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố di truyền, chủng tộc, số lượng thai trong bụng mẹ, thứ tự sinh con hay mức tăng cân của mẹ. Những trường hợp mang song thai, đa thai, cân nặng của từng bé có thể thấp hơn so với chuẩn bình thường. Bảng cân nặng thai nhi theo tuần cũng chỉ mang tính tham khảo. Mẹ không cần quá lo lắng nếu chỉ số thai nhi có sự chênh lệch nhỏ so với bảng nhé!

Xem thêm:

Bảng cân nặng và chiều cao của trẻ

Sự phát triển thai nhi theo tuần

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần

Từ tuần thai thứ 1 đến tuần thai thứ 7, em bé trong bụng mẹ còn rất nhỏ. Khi siêu âm, mẹ hầu như chỉ có thể thấy một điểm nhỏ trên màn hình. Vì vậy, cân nặng thai nhi theo tuần sẽ bắt đầu tính từ tuần thai thứ 8, khi em bé trong bụng mẹ đã dài được 1,6cm và nặng khoảng 1gr. Bé con sẽ phát triển như thế nào trong những tuần thai tiếp theo? Mẹ tham khảo ngay bảng cân nặng thai nhi theo tuần dưới đây nha!

Tuần thaiCân nặng thai nhiChiều dài thai nhi
81gr1,6cm
92gr2,3cm
104gr3,1cm
117gr4,1cm
1214gr5,4cm
1323gr7,4cm
1443gr8,7cm
1570gr10,1cm
16100gr11,6cm
17140gr13cm
18190gr14,2cm
19240gr15,3cm
20330gr16,4cm
21360gr25,6cm
22430gr27,8cm
23501gr28,9cm
24600gr30cm
25660gr34,6cm
26760gr35,6cm
27875gr36,6cm
281005gr37,6cm
291153gr38,6cm
301319gr39,9cm
311502gr41,1cm
321702gr42,4cm
331918gr43,7cm
342146gr45cm
352383gr46,2cm
362622gr47,4cm
372859gr48,6cm
383083gr49,8cm
393288gr50,7cm
403462gr51.2cm

Đo chiều dài và cân nặng thai nhi như thế nào?

Khi đo chiều dài và cân nặng thai nhi, tuỳ theo tuần tuổi mà cách xác định như sau:

  • Thai nhi 8 – 19 tuần: chiều dài thai nhi được đo từ đầu đến mông. Trong giai đoạn này và suốt nửa đầu thai kỳ, bé ở tư thế uốn cong trong bào thai nên rất khó để xác định chính xác chiều dài và cân nặng thai nhi. Lúc này, chiều dài đo được gọi là chiều dài đầu mông.
  • Thai nhi 20 – 42 tuần: chiều dài thai được đo từ đầu đến gót chân. Lúc này, mẹ sẽ quan sát thấy sự tăng dần đều về kích thước và cân nặng thai nhi.
  • Thai nhi 32 tuần trở đi: đây là giai đoạn mà cân nặng thai nhi phát triển tối đa và những đường nét cuối cùng đến giai đoạn hoàn thiện.
Cách đo chiều dài và cân nặng của thai nhi

Cân nặng thai nhi bị tác động bởi yếu tố nào?

Trong suốt thai kỳ, có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến chiều dài và cân nặng thai nhi, trong đó bao gồm:

  • Di truyền, chủng tộc: Tuỳ vào cân nặng và vóc dáng của cha mẹ mà cân nặng của thai nhi cũng sẽ có sự tương đồng. Chính vì thế mà chỉ số cân nặng thai nhi sẽ có sự khác nhau tuỳ theo dân tộc và quốc gia.
  • Vóc dáng, thể tạng của mẹ: Tương ứng với đặc điểm di truyền, những mẹ có vóc dáng cao to thường sinh con nặng cân và dài hơn những mẹ khác.
  • Số lượng thai: Cân nặng của thai nhi chắc chắn sẽ thấp hơn bảng cân nặng thai nhi chuẩn nếu mẹ bầu mang song thai, đa thai.
  • Sức khoẻ của mẹ: Nếu mẹ mắc các bệnh như béo phì hay tiểu đường thì con sinh ra thường lớn và nặng cân hơn. Thai nhi cũng có nguy cơ bị suy dinh dưỡng nếu mẹ không tăng cân hoặc tăng cân quá ít trong thai kỳ.
  • Mức tăng cân trong thai kỳ: Nếu cân nặng của mẹ tăng quá ít hoặc không tăng, thì thai nhi có khả năng thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu tăng cân nhanh và nhiều, thai nhi có khả năng to, dẫn đến khó sinh, nguy cơ sinh mổ.
  • Con so hay con dạ: Thông thường, con đầu sẽ nhỏ hơn con thứ. Song, nếu mẹ sinh các con trong khoảng thời gian gần nhau, con thứ cũng có thể bị thiếu hoặc nhẹ cân.

Ngoài ra, theo bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

bac si

Cân nặng của thai nhi còn bị ảnh hưởng bởi bệnh lý của bánh nhau, dây rốn hay chính bản thân thai. Một thai kỳ với diện bánh nhau mỏng hay bánh nhau có bệnh lý, dây rốn bàm rìa, bám màng, xoắn vặn hay quấn cổ, quấn thân bé nhiều vòng chặt cũng có thể làm giảm lượng máu đến nuôi thai. Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa khiến thai chậm tăng trưởng sớm trong tam cá nguyệt thứ thứ II là do các bất thường ở chính thai nhi như các đột biến gene, nhiễm sắc thể hay nhiễm trùng trong thời kỳ bào thai. Do đó, nếu có bất kỳ vấn đề gì liên quan cân nặng của thai, các bác sĩ sẽ cần rà soát kỹ nguyên nhân để giải quyết sớm, nhằm hướng tới một thai kỳ khoẻ mạnh cho mẹ và bé.

bac si

Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh?

Nếu tham khảo chi tiết bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn WHO phía trên đây và thấy em bé trong bụng có cân nặng chưa đạt chuẩn, mẹ bầu có thể tham khảo một số lưu ý dinh dưỡng sau đây để giúp bé cưng tăng cân nhanh hơn. Theo trang Baby center, để “chất dinh dưỡng vào con, ít vào mẹ”, mẹ lưu ý những điều sau:

– Bổ sung thêm đạm trong khẩu phần ăn mỗi ngày, nhất là các loại đạm động vật như thịt, trứng, hải sản…

– Thêm các loại đậu vào khẩu phần bữa phụ.

– Chia nhỏ bữa ăn, đồng thời tăng khẩu phần ăn trong mỗi bữa.

– Uống đủ nước lọc.

– Tăng cường thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), rau dền…, thực phẩm giàu canxi: sữa, hạt vừng, tôm, cua, cá…

– Ăn đủ lượng rau xanh cần thiết mỗi ngày để tránh táo bón cũng như tăng cường vitamin và khoáng chất.

Không chỉ lưu ý ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh, mẹ bầu cũng nên thường xuyên tập luyện để giữ tinh thần luôn thoải mái, đồng thời tăng cường thêm sức khoẻ nữa nhé!

>>> Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé trai, gái mẹ nên biết

Những điều mẹ bầu cần ghi nhớ trong chế độ dinh dưỡng thai kỳ

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu nên tăng trong khoảng 1,5 – 2kg mỗi tháng. Trong thời gian này, để cân nặng luôn giữ được mức hợp lý, mẹ cần ghi nhớ:

  • Thời gian mang thai không phải là khoảng thời gian thích hợp cho việc giảm cân, giữ dáng.
  • Mẹ không nên tăng ít hơn 1kg hay quá 3kg mỗi tháng.
  • Tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ: tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỷ lệ sinh non, tăng tỷ lệ sinh mổ.
  • Tăng cân quá ít dễ dẫn đến tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy sinh dưỡng, tăng tỷ lệ sinh non.

Để biết chính xác nên ăn uống như thế nào, tập luyện ra sao để cân nặng của thai nhi tăng đúng chuẩn trong các giai đoạn của thai kỳ, mẹ nên lưu ý tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia.

Huggies cũng có loạt bài Thai nhi theo tuần với đầy đủ thông tin cân nặng, chiều cao cũng như cách chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và thai nhi mà mẹ có thể tham khảo. Mẹ hãy đặt thêm các câu hỏi liên quan đế việc chăm sóc trong thai kỳ tại Góc chuyên gia nhé!

Nguồn:

https://www.babycenter.com/pregnancy/health-and-safety/10-ways-to-avoid-gaining-too-much-pregnancy-weight_10396224

https://www.huggies.com.vn/mang-thai/thai-nhi-theo-tuan/bang-can-nang-thai-nhi-theo-tuan

Bài trướcTrẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Mẹ nên cho trẻ ăn gì?
Bài tiếp theoThực đơn ăn dặm cho bé đủ chất mỗi ngày