Những điều cần biết về vắc xin Pfizer phòng chống COVID-19

0
371
vacin covid  pfize
Quảng Cáo

Vắc xin phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech đã được nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng (SAGE) của WHO đánh giá an toàn và hiệu quả. Ưu tiên tiêm chủng cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao trước, sau đó là người cao tuổi trước khi tiêm đại trà cho các đối tượng còn lại. Để hiểu rõ hơn về dòng vắc xin phòng COVID-19 này, hãy cùng theo chân Healthcare tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan về vắc xin COVID-19 Pfizer

1. Vắc xin Pfizer là gì?

vắc xin COVID-19 Pfizer - Ảnh 1

Vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 là thuốc chủng ngừa chưa được phê duyệt có thể ngăn ngừa COVID-19. Không có vắc xin nào được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận để ngăn ngừa COVID-19. Trước tình hình dích COVID-19 diễn biến phức tạp, FDA đã cho phép sử dụng khẩn cấp vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 để ngăn ngừa COVID-19 ở những người từ 12 tuổi trở lên theo giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA). 

Một số thông tin cơ bản về loại vắc xin phòng COVID-19 này:

  • Tên: BNT162b2
  • Hãng sản xuất: Pfizer, Inc. và BioNTech
  • Không chứa: Trứng, chất bảo quản, cao su, kim loại
  • Dạng bào chế: Vắc xin ở dạng hỗn dịch đậm đặc pha tiêm. 
  • Quy cách đóng gói: Mỗi lọ chứa 6 liều vắc xin, tương đương 0,45 ml sau pha với 1,8 ml dung dịch pha loãng. Dung dịch dùng để pha loãng vắc xin là dung dịch nước muối sinh lý NaCl 9‰.

2. Các thành phần có trong vắc xin Pfizer-Biontech COVID-19 là gì?

Vắc xin Pfizer BioNTech COVID-19 bao gồm các thành phần nguyên liệu sau:

  • mRNA, 
  • ids ((4-hydroxybutyl)azane diylbis(hexane-6,1-diyl)bis(2-hexyldecanoic), 
  • 2 [(polyethylene glycol)-2000]-N,
  • N-di tetradecyl acetamide, 
  • 1,2-Distearoyl-sn-glycero-3- phosphocholine, và cholesterol) 
  • Potassium chloride
  • Monobasic potassium phosphate
  • Sodium chloride
  • Dibasic sodium phosphate dihydrate
  • Sucrose

3. Chỉ định và chống chỉ định tiêm phòng vắc xin COVID-19 Pfizer

Chỉ định đối tượng tiêm vắc xin Pfizer phòng COVID-19:

Trong bối cảnh nguồn cung vắc xin hạn chế, khuyến cáo đưa ra là ưu tiên tiêm chủng cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và người cao tuổi, gồm những người từ 65 tuổi trở lên.

Bên cạnh đó, những đối tượng chỉ định tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 này bao gồm: 

  • Những người có các căn bệnh nền bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản, bệnh phổi, gan hoặc thận cũng như các bệnh truyền nhiễm mạn tính đã ổn định và được kiểm soát.
  • Những người đang sống chung với HIV có nguy cơ cao hơn mắc bệnh COVID-19 nặng.
  • Có thể tiêm chủng vắc xin cho người đã từng mắc COVID-19. Tuy nhiên, do nguồn cung vắc xin hạn chế nên những người này có thể hoãn tiêm phòng COVID-19 khoảng 6 tháng kể từ thời gian bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

vắc xin COVID-19 Pfizer - Ảnh 2

Chống chỉ định đối tượng tiêm vắc xin Pfizer phòng COVID-19:

  • Đã từng bị viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim
  • Bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc loãng máu
  • Bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bạn 
  • Đang mang thai hoặc dự định có thai, đang cho con bú 
  • Đã được chủng ngừa vắc xin COVID-19 khác 
  • Đã từng ngất xỉu liên quan đến tiêm thuốc

4. Các lợi ích của việc tiêm vắc xin Pfizer-Biontech COVID-19

Trong một cuộc thử nghiệm lâm sàng đang diễn ra, vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa COVID-19 sau 2 liều tiêm cách nhau 3 tuần. Thời hạn bảo vệ chống lại COVID-19 hiện chưa được xác định. 

5. Vắc xin Pfizer-Biontech COVID-19 được cho dùng thế nào?

vắc xin COVID-19 Pfizer - Ảnh 3

  • Vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 sẽ được tiêm cho bạn dưới dạng tiêm vào cơ bắp. 
  • Loạt tiêm chủng vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 được tiêm 2 liều cách nhau 3 tuần. 
  • Hiệu lực bảo vệ bắt đầu 12 ngày sau liều đầu tiên nhưng để bảo vệ đầy đủ cần phải tiêm 2 liều theo khuyến cáo của WHO, khoảng cách giữa hai mũi tiêm là 21 – 28 ngày. 

6. Các rủi ro sau khi tiêm vắc xin Pfier-Biontech COVID-19 là gì?

Có khả năng nhưng hiếm khi xảy ra là Vắc xin Pfizer-BioNTech COVID-19 có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng thường xảy ra trong vòng vài phút đến một giờ sau khi tiêm một liều Vắc Xin Pfizer-BioNTech COVID-19.

Vì lý do này, nhà cung cấp dịch vụ tiêm chủng của bạn có thể yêu cầu bạn ở lại nơi bạn đã nhận vắc xin để theo dõi sau khi tiêm chủng. 

Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể bao gồm: 

7. Tác dụng phụ sau khi tiêm ngừa vắc xin Pfier-Biontech COVID-19 và cách xử trí

Các tác dụng phụ đã được báo cáo với thuốc chủng ngừa Pfizer-BioNTech COVID-19 bao gồm: 

  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng 
  • Phản ứng dị ứng không nghiêm trọng như phát ban, ngứa, nổi mề đay hoặc sưng mặt 
  • Viêm cơ tim 
  • Viêm màng ngoài tim
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu, đau cơ bắp 
  • Ớn lạnh 
  • Đau khớp, đau cánh tay
  • Sốt 
  • Vết tiêm sưng tấy, vết tiêm đỏ 
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Sưng hạch bạch huyết (bệnh nổi hạch) 
  • Bệnh tiêu chảy

vắc xin Pfier-Biontech COVID-19 - Ảnh 4

Cách xử lý khi có các tác dụng phụ sau khi tiêm thuốc:

  • Nếu bạn gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng, hãy gọi 9-1-1, hoặc đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất. 
  • Ngoài ra, bạn có thể gọi cho nhà cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nào làm bạn khó chịu..

Tổng hợp một số câu hỏi liên quan đến việc tiêm ngừa vắc xin COVID-19 Pfizer

Người đã tiêm vắc xin AstraZeneca mũi đầu tiên, mũi 2 tiêm vắc xin Pfizer có được không? Nếu có thì khoảng cách giữa 2 mũi là bao lâu?

Các nghiên cứu và khuyến nghị từ Uỷ ban Tiêm chủng Quốc gia của Canada và một số quốc gia Châu Âu (Tây Ban Nha, Đức, Anh…) cho biết: 

  • Những người đã tiêm vắc xin AstraZeneca liều đầu tiên có thể tiêm được vắc xin vắc xin mRNA (Pfizer, Moderna) cho liều thứ hai, trừ khi có chống chỉ định. 
  • Tuỳ theo nghiên cứu, khoảng cách thời gian tối thiểu giữa 2 liều vắc xin AstraZeneca – vắc xin Pfizer có thể ngắn là 4 tuần hoặc có nghiên cứu ghi nhận là 8-12 tuần. 
  • Tuy nhiên theo các nghiên cứu khi phối hợp giữa 2 vắc xin COVID-19 với nhau, khoảng thời gian giữa 2 liều vắc xin càng cách xa nhau (8 hoặc 12 tuần) dường như sẽ giảm được các phản ứng phụ thường gặp sau tiêm chủng nhiều hơn khoảng thời gian ngắn (4 tuần).

Người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin AstraZeneca có cần tiêm thêm 1 mũi vắc xin Pfizer hay không?

Hiện nay, không có khuyến cáo chính thức nào từ WHO, CDC Hoa Kỳ về việc tiêm thêm một mũi nhắc lại sau khi hoàn tất đủ 2 mũi vắc xin COVID-19. 

Việc theo dõi hiệu lực bảo vệ kéo dài của vắc xin cho thấy thời gian bảo vệ lên đến 6 – 12 tháng. Thực tế những trường hợp bệnh nặng nhập viện và tử vong do COVID-19 đều là những người chưa được tiêm vắc xin. 

Trong nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 và nguồn lực vắc xin còn nhiều hạn chế trên thế giới, vắc xin hiện nay vẫn được chỉ định với lịch tiêm tiêu chuẩn.

Người có bệnh mãn tính (như rối loạn đông máu, tăng huyết áp, thoái hoá khớp…) thì có thể tiêm vắc xin Pfizer được không?

vắc xin Pfier-Biontech COVID-19 - Ảnh 5

Các đối tượng có bệnh lý có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. 

Bạn không được tự ý ngưng thuốc đang điều trị vì lý do tiêm vắc xin COVID-19, và ngày đi tiêm vắc xin bạn cần đem toa thuốc và bệnh án đang điều trị để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Phụ nữ mang thai có nên tiêm chủng vắc xin Pfizer không?

WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin COVID-19 ở phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm chủng cho phụ nữ mang thai lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn. 

Để giúp phụ nữ mang thai đưa ra đánh giá này, cần cung cấp thông tin cho họ về nguy cơ mắc COVID-19 trong thời kỳ mang thai cũng như lợi ích của việc tiêm chủng trong bối cảnh dịch tễ của địa phương, và những hạn chế hiện tại về số liệu an toàn ở phụ nữ mang thai.

WHO không khuyến cáo xét nghiệm chẩn đoán mang thai trước khi tiêm chủng và cũng không khuyến cáo trì hoãn việc mang thai hay đình chỉ thai nghén vì lý do tiêm phòng COVID-19.

Vắc xin Pfizer này có an toàn không?

WHO đã cấp phép EUL cho vắc xin phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech vào ngày 31 tháng 12 năm 2020. WHO đã đánh giá kỹ lưỡng chất lượng, sự an toàn và hiệu lực của loại vắc xin này và khuyến cáo sử dụng cho người trên 16 tuổi.

Ủy ban Tư vấn toàn cầu về an toàn vắc xin là nhóm các chuyên gia cung cấp hướng dẫn độc lập và xác đáng cho WHO về chủ đề sử dụng vắc xin an toàn, đã nhận và đánh giá các báo cáo về sự cố an toàn nghi ngờ có khả năng gây ảnh hưởng quốc tế.

vắc xin Pfier-Biontech COVID-19 - Ảnh 6

Hy vọng thông qua bài viết trên, Health Care đã phần nào giải đáp được thắc mắc của các bạn đọc giả liên quan đến vắc xin Pfizer-BioNTech phòng chống COVID-19 như vaccine AstraZeneca, vaccine COVID-19,… Bên cạnh đó, bạn đọc cũng có thể tìm hiểu nhiều hơn về thông tin liên quan đến dịch COVID-19 tại website của Health Care. Ngoài ra, tại đây cũng có cung cấp các tiện ích về tra cứu số điện thoại, địa chỉ của các phòng khám, bệnh viện phụ sản, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện,…trên toàn quốc. 

Nguồn tham khảo:

  • Pfizer/BioNTech COMIRNATY®, COVID-19 vaccine

https://www.who.int/publications/m/item/comirnaty-covid-19-mrna-vaccine

  • Pfizer-BioNTech COVID-19 Vaccine

https://www.cdc.gov/vaccines/covid-19/info-by-product/pfizer/reactogenicity.html

Bài trướcNhững điều cần biết về tiêm Vắc Xin phòng COVID-19 của Astrazeneca
Bài tiếp theo5 Thực phẩm giảm cân an toàn, hiệu quả nhất