Thống kinh là gì, có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

0
41
thống kinh là gì
Thống kinh là gì?
Quảng Cáo

Thống kinh là một triệu chứng thường gặp khi đến ngày đèn đỏ. Vào ngày này, tử cung sẽ liên tục co bóp để đưa máu ra bên ngoài, vì vậy nhiều nàng sẽ cảm thấy đau bụng, khó chịu cùng với cảm giác mệt mỏi. Nếu đã dùng đến các loại thuốc giảm đau mà vẫn không cải thiện, kèm thèm theo hiện tượng rong kinh, vô kinh,… sẽ là dấu hiệu cảnh báo bất thường của cơ thể. Vậy để hiểu rõ hơn về thống kinh là gì? Có nguy hiểm đến sức khỏe không? Hãy cùng Kotex tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Hiện tượng thống kinh là gì? 

Đến ngày rụng dâu, trứng sẽ di chuyển đến ống dẫn trứng và chờ tinh trùng. Nếu không gặp tinh trùng, việc thụ tinh sẽ không diễn ra. Các lớp niêm mạc tử cung sẽ bắt đầu bong tróc và di chuyển ra cổ tử cung cùng với máu, sau đó chảy ra khỏi vùng âm đạo, điều này được gọi là kinh nguyệt.

Thống kinh là gì? Thống kinh chính là quá trình tử cung co bóp để đẩy máu ra bên ngoài tử cung vào những ngày hành kinh. Thường sẽ có dấu hiệu đau nhói vùng dưới một cách khác thường, kèm theo mệt mỏi và các triệu chứng khác.

thống kinh là gì
Thống kinh là gì? (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Bé gái kinh nguyệt không đều ở tuổi 17 có sao không?

Triệu chứng của thống kinh

Tại chu kỳ kinh nguyệt, hormone trong cơ thể con gái thay đổi, xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng dưới, căng tức ngực, cơ thể mệt mỏi, đau lưng, sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa, thèm ăn, cảm xúc thất thường, thậm chí đau đầu, buồn nôn,… trong những ngày hành kinh. Đó chính là những biểu hiện của thống kinh đối với cơ thể con gái.

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng thống kinh

Thống kinh nguyên phát

Thống kinh nguyên phát là gì? Thống kinh nguyên phát (thống kinh vô căn) là tình trạng cơ thể đã bắt đầu rụng trứng và có dấu hiệu đau bụng hành kinh. Triệu chứng của thống kinh nguyên phát chính là những dấu hiệu trước vài giờ, khi đang có, hoặc kéo dài vài ngày diễn ra chu kỳ kinh nguyệt như:

  • Thời gian: Cơn đau xuất hiện theo từng đợt.
  • Vị trí đau: Bụng dưới.
  • Cách đau: Cơn đau lan từ bụng dưới đến sau lưng và mặt bên trong của đùi.
  • Cảm giác: Đau quặng thắc, co rút.
  • Khác: Đi kèm các triệu chứng khác như đau đầu, buồn nôn, sốt, tiêu chảy,…

Thống kinh thứ phát

Thống kinh thứ phát có các triệu chứng tương tự như thống kinh nguyên phát. Tuy nhiên, việc xuất hiện các cơn đau bụng thường kéo dài hơn, đôi khi có trước ngày đèn đỏ từ một tuần hoặc diễn ra khi đã hết nhưng vẫn còn tình trạng đau bụng. Các triệu chứng không xuất hiện một lần mà có thể diễn ra nhiều lần trong tháng. 

Kể cả khi đã dùng đến các loại thuốc giảm đau bụng kinh mà tình trạng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, kèm theo tình trạng bất thường như rong kinh kéo dài, đa kinh, vô kinh,… thì các nàng không nên chủ quan mà hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

thống kinh thứ phát
Hiện tượng hống kinh thứ phát (Nguồn: Internet)

Các nguyên nhân khác

Mắc các căn bệnh về vùng kín cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này, cụ thể như: bệnh viêm tử cung, u xơ tử cung, ung thư tử cung, polyp tử cung, u nang buồng trứng, tử cung dị dạng, nội mạc tử cung,… Ngoài ra việc đặt vòng tránh thai hay lạc vòng tránh thai cũng có thể khiến cơ thể xuất hiện thống kinh.

Xem thêm: Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường

Thống kinh có nguy hiểm không?

Sau khi đã hiểu được thống kinh là gì? Chắc hẳn các nàng đang e ngại về mức độ nguy hiểm của thống kinh. Đừng lo lắng, với chu kỳ được lặp đi lặp lại hàng tháng, các triệu chứng của thống kinh nguyên phát sẽ dần thuyên giảm và biến mất, không còn là trở ngại quá lớn gây ảnh hưởng đến cuộc sống của các nàng. 

Tuy nhiên, đối với thống kinh thứ phát, thời gian đau kéo dài có thể là dấu hiệu tiềm ẩn cho các căn bệnh về phụ khoa. Vì vậy, các nàng nên quan tâm đến sức khỏe sinh sản của bản thân và hãy thường xuyên đi khám phụ khoa định kỳ để phòng ngừa các căn bệnh nguy hiểm.

thống kinh có nguy hiểm không
Thống kinh có nguy hiểm cho cơ thể không? (Nguồn: Internet)

Cách điều trị tình trạng thống kinh

Để giảm thiểu triệu chứng của thống kinh, bạn gái có thể tham khảo một số cách làm giảm đau bụng kinh như:

Chăm sóc ngay tại nhà

Khi đã hiểu được thống kinh là gì? Có nguy hiểm không? Nếu bạn cũng đã xác định được tình trạng cơ thể hiện tại không có nhiều vấn đề, các nàng có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà sau để giảm đau bụng kinh:

  • Dùng túi chườm ấm khi có cơn đau bụng.
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt, vitamin,…
  • Tập luyện thể thao, ngủ đủ giấc, sống lạc quan và tích cực.
  • Xoa bóp, mát xa, châm cứu thư giãn,…
  • Không lạm dụng các loại rượu bia, chất kích thích,…
điều trị thống kinh
Chăm sóc cơ thể tại nhà để giảm tình trạng thống kinh (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Thuốc nội tiết tố nữ là gì? Có nên dùng và cách sử dụng

Điều trị bằng thuốc

Nếu tình hình không thuyên giảm khi sử dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà, hoặc bạn không có khả năng chịu đau giỏi thì có thể sử dụng các loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc không chưa non-steroid, ibuprofen, naproxen giúp ức chế prostaglandin, giảm đau cho cơ thể hoặc paracetamol 500 mg trong trường hợp cơ thể có các triệu chứng nhẹ.
  • Thuốc tránh thai: Có khả năng ức chế rụng trứng và giảm prostaglandin trong máu, giảm co thắt tử cung giúp giảm đau trong những ngày hành kinh. Tuy nhiên cần được sử dụng theo liều lượng của bác sĩ có chuyên môn cao.
  • Thảo dược: Với tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, lưu thông khí huyết. Sử dụng các loại thảo dược như ngải cứu, ích mẫu, củ ấu,… rất tốt trong những ngày đau bụng dữ dội.

Thăm khám bác sĩ

Đau bụng kinh nên làm gì? Khi gặp tình trạng thống kinh, kể cả khi cơ thể không có nhiều dấu hiệu bất thường, các nàng cũng cần nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng chính xác. Từ đó, có phác đồ điều trị thích hợp với tình trạng của cơ thể. Không nên chủ quan, tránh gặp phải những trường hợp đáng tiếc

Đồng thời, bạn cũng nên thường xuyên khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ tốt cho sức khỏe sinh sản bản thân.

Lời kết  

Kotex hi vọng bài viết trên có thể cung cấp những thông tin cần thiết và giải đáp được những thắc mắc xung quanh thống kinh là gì? Có nguy hiểm cho cơ thể không? Nhìn chung, thống kinh có thể chỉ là triệu chứng tạm thời, nhưng nếu xuất hiện trong thời gian dài sẽ trở thành mối đe dọa cho sức khỏe sinh sản.

Tham khảo thêm:

Bài trướcTrẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ: Bạn có nên lo lắng?
Bài tiếp theoBé gái kinh nguyệt không đều ở tuổi 17 có sao không?