Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét

0
95
Nguyên nhân và cách khắc phục trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình
tre so sinh ngu hay giat minh
Quảng Cáo

Sapo: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau như bé ngủ không được thoải mái, đòi bú hay mệt mỏi,… Vì vậy, khi bé khóc thét bố mẹ cần tìm đúng nguyên nhân để có giải pháp phù hợp. 

1. Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét do đâu?

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình được xem là một trong những phản xạ tự nhiên của con. Bởi vì những tiếng ồn, cảm giác lạ khiến cho cơ thể bé phản xạ giật mình trong khi còn ở trong bụng mẹ bé đã quen với cảm giác ấm áp và an toàn. 

Dưới đây là những nguyên nhân khi bé ngủ hay giật mình:

  • Hội chứng quấy khóc của bé: Đây là hội chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh khoảng 20% còn gọi là khóc dạ đề. Hội chứng này là trẻ ngủ hay giật mình thức giấc và khóc thét vào ban đêm. Theo đó, hội chứng này không nguy hiểm đến sức khỏe của bé và sẽ hết khi trẻ được vài tháng tuổi.
  • Bé bị thiếu canxi: Nếu canxi không đủ mà cơ thể cần thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Từ đó làm cản trở quá trình sản xuất melatonin – là chất tạo cảm giác thư giãn và mang lại giấc ngủ ngon. Vì vậy, khi cơ thể bé thiếu canxi thì giấc ngủ của bé bị ức chế và hay giật mình, khóc thét.
  • Bé bị bệnh lý: Đây cũng là nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình và khóc thét. Trong quá trình ngủ, nếu một cơn đau bất chợt hay cảm giác khó chịu ùa đến sẽ làm cho bé thức dậy và khóc. 
  • Một số nguyên nhân khác: Một số bé đói nên bé sẽ khóc và đòi bú mẹ. Cũng có thể, tã của bé quá ướt khiến bé khó chịu nên thức dậy và khóc. Chỗ ngủ không được thoải mái khi quá nóng hoặc quá lạnh cũng làm cho bé ngủ không ngon giấc. 
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét do bé đói, bệnh lý,… (Nguồn: Sưu tầm)

2. Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét thì bố mẹ nên làm gì?

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng của trẻ sơ sinh, do đó nếu tình trạng bé ngủ hay giật mình, thức giấc và khóc thét thì bố mẹ nên lưu ý những điều sau đây: 

  • Hạn chế tiếng ồn, kiểm tra và thay tã bỉm thường xuyên để bé ngủ được thoải mái.
  • Mẹ nên cho bé nhiều cữ, tránh các cữ bú cách nhau lâu và khiến trẻ bị đói
  • Mẹ nên bổ sung vitamin D thường xuyên cho bé bằng cách tắm nắng hoặc uống vitamin D.
  • Trong trường hợp trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét, co bụng, mặt tím tái thì mẹ nên được bé đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được tư vấn và có biện pháp phù hợp. 
Bố mẹ nên thường xuyên thay tã bỉm, cho bé bú nhiều lần để hạn chế bé ngủ hay giật mình, khóc (Nguồn: Sưu tầm)

Như vậy, trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét vì bé đói, bệnh lý hoặc tã bỉm tràn,… Vì vậy, bố mẹ nắm rõ được nguyên nhân sẽ có điều chỉnh phù hợp đồng thời hạn chế tối đa nhằm giúp bé ngủ được sâu giấc giúp bé phát triển toàn diện. 

Bài trướcDinh dưỡng cho bé một tuổi: Nên cai sữa chưa?
Bài tiếp theoTrẻ khóc đêm thiếu chất gì?