Mẹ & Bé

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Mẹ nên cho trẻ ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng là tình trạng nguy hiểm khiến rất nhiều cha mẹ lo lắng. Vì sôi bụng có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Nếu ba mẹ chưa nắm rõ nguyên nhân và cách xử lý tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng?

1.1. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng do chế độ ăn uống của mẹ

Với những bé đang còn bú thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Nếu như chế độ ăn uống của mẹ không đảm bảo, thiếu dinh dưỡng thì sẽ làm cho chất lượng sữa bị ảnh hưởng. Từ đó gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.

Hơn nữa, trẻ sơ sinh có thể bị vi khuẩn, ký sinh trùng,… tấn công gây ra tình trạng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu nếu như mẹ ăn phải các loại thực phẩm nhiễm khuẩn, mất vệ sinh, ôi thui,…

1.2. Bé sơ sinh bị sôi bụng, ọc sữa do mẹ cho bú không đúng cách

Khi bú bình bé có thể nuốt nhiều không khí vào dạ dày vì mẹ cho bé bú không đúng cách khiến cho sữa chảy ra nhan quá hoặc chậm quá. Điều này làm cho trẻ sơ sinh dễ bị sôi bụng.

Thêm vào đó, việc mẹ pha sữa bình cho bé không đúng tỷ lệ, không vệ sinh kỹ dụng cụ trước khi pha cũng sẽ gây ra tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh.

1.3. Bé sơ sinh bị sôi bụng, tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm khuẩn đường ruột ở bé có thể là do các loại virus, vi khuẩn như: Shigella, Salmonella hay khuẩn coli gây ra. Sự phát triển mạnh mẽ của các loại khuẩn này có thể làm cho hệ vi sinh đường ruột của bé bị rối loạn. Đồng thời, dẫn tới tình trạng sôi bụng và đi ngoài ở trẻ.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng thường khó chịu, quấy khóc (Nguồn: Sưu tầm)

1.4. Trẻ bị sôi bụng không hấp thụ được đường Lactose

Cơ thể bé không tiết đủ Enzyme Lactase để hấp thu đường Lactose có trong sữa bột. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh.

1.5. Cho trẻ dùng thuốc kháng sinh thời gian dài

Trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Sôi bụng là một trong những tình trạng đó. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bị sôi bụng cũng có thể là do bị nhiễm khuẩn do từ núm vú, bình sữa,… không vệ sinh sạch sẽ.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh hay bị sôi bụng

Ba mẹ nên nắm được biểu hiện để nhận biết trẻ bị sôi bụng để có những biện pháp khắc phục kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu ba mẹ cần biết:

3. Cách chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh

3.1. Mẹ nên thay đổi tư thế cho bé bú

Mẹ nên điều chỉnh tư thế khi cho bé bú. Việc cho bé bù đúng cách sẽ giúp hạn chế tình trạng sôi bụng ở bé. Mẹ có thể đặt bé lên vai và vỗ nhẹ lưng nếu như bé quấy khóc kèm theo tiếng bụng sôi.

Mẹ nên cho bé ngậm vừa núm vú khi bú bình để tránh bé nuốt không khí gây nên tình trạng sôi bụng.

Một số tư thế bú đúng cách giúp hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh sôi bụng (Nguồn: Sưu tầm)

3.2. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh còn bú sữa nên mẹ cần cải thiện chế đọ ăn uống. Như vậy mới đảm bảo được chất lượng sữa cho bé, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết giúp bé nâng cao sức đề kháng. Mẹ cần bổ sung thêm nhiều chất xơ, vitamin vào chế độ ăn hàng ngày. Đồng thời nên tránh ăn các thực phẩm cay nóng, cà chua, cam, quýt, đậu nành,… Vì những loại thực phẩm này có thể gây đầy hơi, chướng bụng ở trẻ.

3.3. Mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế

Khi tình trạng sôi bụng ở trẻ kéo dài không khỏi thì mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và chữa trị.

4. Mẹo dân gian chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là các cách chữa sôi bụng ở bé sơ sinh mà mẹ có thể áp dụng như:

Dùng vỏ cam, quýt: Đầu tiên, bạn rửa sạch vỏ cam, quýt bằng nước ấm (không cạo vỏ để tránh mất tinh dầu trong vỏ). Tiếp theo, bạn thái vỏ nhỏ, nấu nước sôi và ngâm trong nước sối khoảng 15-20 phút sau đó cho bé uống khi còn ấm.

Cho bé uống nước gừng: Cho trẻ nhai vài lát gừng hoặc giã nát rồi pha với nước nóng hoặc với mật ong và cho bé uống.

Dùng lá trầu không: Để chữa bé sơ sinh bị sôi bụng, bạn có thể đem lá trầu hơ ấm và vuốt lên bụng trẻ theo chiều từ trên xuống dưới. Làm lại công đoạn và vuốt lên bụng trẻ khoảng 5 phút.

5. Một số cách giúp phòng tránh sôi bụng và vấn mình ở trẻ

Pha sữa đúng cách sẽ giúp bé không bị sôi bụng (Nguồn: Sưu tầm)

Dưới đây là một số cách ba mẹ có thể sử dụng để phòng tránh tình trạng bị sôi bụng, vấn mình ở trẻ sơ sinh:

  • Trong những năm đầu đời nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Đây là cách giúp trẻ tránh bị sôi bụng rất hiệu quả. Có thể cho bé bú nhiều lần nếu như ít sữa và lúc này cơ thể mẹ cũng sẽ tự điều chỉnh theo.
  • Nên tìm hiểu thật kỹ thành phần, lượng sữa nên uống mỗi ngày và cách pha trước khi cho bé dùng sữa bột. Đặc biệt cần lưu ý đến hàm lượng Lactose có trong sữa.
  • Nên pha sữa đúng cách và điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ đế hạn chế tình trạng sôi bụng cho trẻ sơ sinh.

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin quan trọng như nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng và các cách mẹ có thể áp dụng để chữa cho bé. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ hiểu hơn về hiện tượng này ở trẻ. Chúc bé luôn mạnh khỏe, chóng lớn và không gặp tình trạng khó chịu như trên nhé!

>>> Xem thêm:

adminHealth

Recent Posts

Các loại băng vệ sinh mặt bông thấm hút và chống tràn tốt nhất hiện nay

Băng vệ sinh mặt bông là loại băng ưa chuộng của chị em phụ nữ…

1 ngày ago

Kích thước băng vệ sinh bao nhiêu là phù hợp

Hiện nay, băng vệ sinh được thiết kế với rất nhiều phiên bản khác nhau,…

1 ngày ago

Cách trị hăm tã cho bé an toàn và hiệu quả tại nhà

Bé bị hăm tã là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe…

4 ngày ago

Top 3 thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh an toàn, mẹ yên tâm

Bé bị hăm tã khiến bé khó chịu và quấy khóc. Mẹ lo lắng và…

4 ngày ago

Cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng chuẩn nhất

Băng vệ sinh là thứ không thể thiếu đối với chị em phụ nữ mỗi…

4 ngày ago

Cách mua băng vệ sinh cho bạn gái “chuẩn chỉnh”

Mỗi khi đến “ngày rụng dâu” các bạn gái thường đắn đo nên dùng loại…

7 ngày ago