Những điều bạn cần biết về niềng răng hàm dưới

0
214
Những điều bạn cần biết về niềng răng hàm dưới
Những điều bạn cần biết về niềng răng hàm dưới
Quảng Cáo

Niềng răng không còn là chủ đề quá xa lạ với các bạn trẻ nói riêng và mọi người nói chung. Niềng răng không chỉ dành cho những người có hàm răng xấu xí, nguệch ngoạc mà những người đã có sở hữu hàm răng đều nhưng chưa tự tin đều có thể niềng răng. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chủ đề được nhiều người quan tâm đó chính là niềng răng hàm dưới!

Những điều bạn cần biết về niềng răng hàm dưới

Niềng răng hàm dưới là gì?

Niềng răng hàm dưới là phương pháp chỉnh nha bằng cách sử dụng các khí cụ để tạo ra lực di chuyển và kéo răng về đúng vị trí trên hàm. Kỹ thuật này giúp bạn tự tin khi giao tiếp và sở hữu nụ cười tỏa sáng. Phương pháp này đang được nhiều người sử dụng bởi tính tiện dụng và hiệu quả bất ngờ của nó.

Niềng răng hàm dưới là gì? - Ảnh 1
Niềng răng hàm dưới là gì?

Chỉ niềng răng hàm dưới có được không? 

Thực tế, các nha sĩ khuyên bạn nên niềng cả hai hàm vì khi niềng hai hàm để đảm bảo hiệu quả tối đa khi niềng răng, các khớp cắn không bị lệch,… Niềng răng hàm dưới hoàn toàn có thể được nếu hàm dưới của bạn khá đều và chỉ có một số răng mọc lệch thì phương pháp niềng này giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể. 

Sự khác nhau giữa niềng răng hàm trên và niềng răng hàm dưới 

Thực tế, ta có thể tự quan sát được rằng khi bị các mảng bám do thức ăn để lại trên răng thì hàm dưới sẽ dễ để loại bỏ chúng hơn so với hàm trên. Tương tự, niềng răng hàm dưới sẽ dễ quan sát và việc gắn các mắc cài cũng sẽ đơn giản hơn. Trong trường hợp cần nong rộng xương hàm thì thực hiện cho hàm dưới sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Những trường hợp nào nên niềng răng hàm dưới

Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn niềng răng hàm dưới để tiết kiệm chi phí thì vẫn có thể được nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây: 

Những trường hợp nào nên niềng răng hàm dưới - Ảnh 2
Những trường hợp nào nên niềng răng hàm dưới
  • Răng thưa: các răng ở hàm dưới có khoảng cách quá thưa sẽ gây khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng, bởi các mảng bám từ thức ăn sẽ bám vào chân răng. Bên cạnh đó, sở hữu hàm răng quá thưa làm bạn mất tự tin khi giao tiếp. 
  • Răng móm: răng móm là tình trạng hàm dưới bị nhô ra nhiều so với tổng thể, gây bất tiện khi ăn uống và ảnh hưởng đến công việc nếu bạn đang làm những việc liên quan đến ngoại hình. 
  • Răng hô: bạn gặp nhiều khó khăn trong việc nhai thức ăn với răng hô, gây cảm giác cơ hàm bị mỏi và ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình tiêu hóa. Hơn thế nữa, bạn sẽ cảm thấy tự ti khi giao tiếp. 

Niềng răng hàm dưới mất bao lâu? Và giá là bao nhiêu?

Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng, bởi chi phí và thời gian là điều quan trọng nhất khi họ đưa ra một quyết định nào đó. 

Niềng răng hàm dưới mất bao lâu? Và giá là bao nhiêu? - Ảnh 3
Niềng răng hàm dưới mất bao lâu? Và giá là bao nhiêu?

Thời gian niềng răng hàm dưới trung bình mất từ 1 – 2 năm nhưng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể như tuổi, tình trạng răng. Bạn nên đến các nha khoa uy tín để các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và sẽ cung cấp liệu trình niềng cũng như chi phí niềng răng hàm dưới. 

Có nhiều phương pháp niềng răng hàm dưới như: 

  • Niềng răng hàm dưới bằng mắc cài kim loại: đây là phương pháp được sử dụng sớm và lâu đời, các nha sĩ sẽ dùng các mắc cài để kéo các răng lệch về đúng vị trí của hàm. Nhưng với lựa chọn này bạn có vẻ khá tự ti khi giao tiếp, giá của phương pháp này giao động từ 27 – 35 triệu đồng. 
  • Niềng răng hàm dưới bằng mắc cài sứ: với mắc cài sứ đạt tính thẩm mỹ cao hơn và đạt hiệu quả cao. Các mắc cài sứ nhỏ gọn và giảm được ma sát giúp bạn tự tin khi giao tiếp. Giá niềng răng bằng mắc cài sứ khoảng 42 – 50 triệu đồng.  
  • Niềng răng hàm dưới bằng phương pháp niềng mặt trong: phương pháp này đạt tính thẩm mỹ cao hơn cả mắc cài bằng sứ nhưng thời gian sẽ kéo dài hơn. Giá giao động khoảng 85 – 115 triệu đồng. 
  • Niềng răng trong suốt: là phương pháp chỉnh nha với công nghệ tiên tiến không cần sử dụng mắc cài mà thay vào đó bạn sẽ đeo khay niềng trong suốt trong 22 giờ mỗi ngày. Phương pháp này mang lại tính thẩm mỹ rất cao và được nhiều người ưa chuộng. Giá giao động từ 50 – 120 triệu đồng. 

Nguồn tham khảo: 

Bài trướcNiềng răng 1 hàm có được không? Giá tốt nhất là bao nhiêu?
Bài tiếp theoNiềng răng hàm trên và các phương pháp niềng răng phổ biến