Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

0
17
Quảng Cáo

Rối loạn kinh nguyệt thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và có thể gây ảnh hưởng không chỉ đến tâm lý, công việc và sinh hoạt hàng ngày mà còn mang theo nhiều nguy cơ liên quan đến sức khỏe. Bài viết dưới đây của VNcare sẽ giới thiệu về các dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt, nhằm giúp chị em nhận biết sớm vấn đề này và áp dụng các biện pháp điều chỉnh thích hợp kịp thời.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt xuất hiện khi có sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, có thể thể hiện qua sự không ổn định về số ngày kinh, lượng máu kinh đột ngột tăng hoặc giảm so với chu kỳ bình thường.

Việc gặp phải kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu của một vấn đề nội tiết nào đó, do đó việc thăm khám sớm khi xuất hiện dấu hiệu là rất quan trọng. Điều này giúp phát hiện nguyên nhân, có hướng can thiệp kịp thời để tránh các rủi ro đối với sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.

Dấu hiệu nhận biết

Một chu kỳ kinh nguyệt được coi là đều đặn nếu có những biến đổi nhỏ từ chu kỳ này sang chu kỳ khác. Rối loạn kinh nguyệt được xác định dựa trên các tình huống sau đây:

  • Khoảng cách giữa các chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 24 ngày hoặc dài hơn 38 ngày.
  • Mất kinh trong hơn 3 chu kỳ liên tiếp.
  • Lượng máu kinh đột ngột tăng hoặc giảm so với chu kỳ thông thường.
  • Thời gian hành kinh kéo dài hơn 8 ngày.
  • Xuất hiện chảy máu không đều hoặc đốm máu giữa các chu kỳ kinh, sau khi quan hệ tình dục hoặc sau mãn kinh.
  • Trong kỳ kinh có các triệu chứng nghiêm trọng như chuột rút, đau bụng dữ dội, buồn nôn hoặc nôn mửa.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Nhiều phụ nữ gặp rối loạn kinh nguyệt thường thắc mắc liệu tình trạng này có gây nguy hiểm không. Kinh nguyệt không chỉ là một biểu hiện gián tiếp về sự hoạt động bình thường của cơ quan sinh sản ở phụ nữ mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai và mang thai.

Rối loạn kinh nguyệt thường xuyên và kéo dài có thể gây ra nhiều nguy hiểm khác nhau, bao gồm:

Thiếu máu: Rong kinh, cường kinh kéo dài có thể dẫn đến mất máu nhiều, gây ra tình trạng thiếu máu với biểu hiện da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt, thở gấp, loạn nhịp tim… Trạng thái thiếu máu nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa: Kinh nguyệt kéo dài không chỉ gây phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng gây viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm buồng trứng…

Tăng nguy cơ khó thụ thai: Chu kỳ kinh không đều có thể làm cho việc canh thời điểm rụng trứng trở nên khó khăn, gây ra khó khăn trong việc thụ thai và mang thai.

Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Chu kỳ kinh kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý khi quan hệ tình dục, gây khó khăn trong việc quan hệ hoặc khiến phụ nữ dễ mắc các bệnh phụ khoa.

Ảnh hưởng đến nhan sắc: Estrogen và Progesterone đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe và vẻ đẹp của phụ nữ. Rối loạn hormone có thể ảnh hưởng trực tiếp đến làn da, gây kém mịn màng, tâm trạng không ổn định.

Dấu hiệu của các bệnh phụ khoa cần được điều trị sớm: Một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của các bệnh như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Khi phát hiện các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, việc đến cơ sở y tế để kiểm tra và thăm khám là quan trọng. Việc này giúp xác định chính xác tình trạng, phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe và cung cấp can thiệp kịp thời, tránh những rủi ro không mong muốn.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về rối loạn kinh nguyệt mà VNcare muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng bài viết trên đã đem đến hữu ích cho bạn đọc.

Bài trướcOTP là gì? Dùng để làm gì và có mấy loại phổ biến?
Bài tiếp theoRối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai có nguy hiểm không?