Khớp cắn ngược là gì? Nguyên nhân & cách khắc phục hiệu quả

0
36
Khớp cắn ngược là gì
Quảng Cáo

Khớp cắn ngược là tình trạng sai lệch khớp cắn gây ảnh hưởng trực tiếp đến hình dạng khuôn mặt và gây ra những hậu quả khó lường về sức khỏe. Đối với tình trạng này, bạn cần điều trị sớm nhất để mang lại hiệu quả cao. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu các thông tin và cách khắc phục tình trạng lệch khớp cắn ngược trong bài viết dưới đây.

Khớp cắn ngược là gì
Khớp cắn ngược là gì? Nguyên nhân & cách khắc phục hiệu quả

Khớp cắn ngược là gì?

Khớp cắn ngược (còn gọi là móm) là tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng khiến hàm dưới phát triển quá dài theo hướng chìa ra ngoài quá nhiều tiêu chuẩn. Đồng thời, xương hàm trên lại quá ngắn và cụp vào trong. Vì thế, khớp cắn ngược khiến các răng cửa hàm dưới sẽ ở trước các răng cửa hàm trên. Khớp cắn ngược khiến khuôn mặt bị mất cân xứng cũng như gây tác động xấu đến cử động của hàm.

Khớp cắn ngược là gì
Khớp cắn ngược (còn gọi là móm) là tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng

Phân loại khớp cắn ngược

Có 2 loại khớp cắn ngược:

  • Khớp cắn ngược do răng

Đây là tình trạng mà nhóm răng cửa của hàm dưới chìa ra bên ngoài, bao lấy răng cửa hàm trên và sẽ khiến hàm trên bị ảnh hưởng làm gương mặt lõm vào (hay còn gọi là mặt gãy) nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng lệch khớp cắn ngược do răng thường là do răng cửa hàm trên mọc muộn hơn so với hàm dưới hoặc thói quen trượt hàm sang sang bên theo hướng không thuận lợi của trẻ.

  • Khớp cắn ngược do xương

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do tình trạng xương hàm trên kém phát triển hoặc xương hàm dưới phát triển quá nhanh hoặc cả hai nguyên do trên. Ngoài ra, dị tật khe hở vòm miệng cũng có thể gây ra lệch khớp cắn ngược do xương. Các nguyên nhân trên khiến cho xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều trước sau và chiều ngang làm răng cửa hàm dưới luôn nằm phía ngoài so với răng cửa hàm trên.

Ảnh hưởng của khớp cắn ngược

  • Gây ra tình trạng mặt gãy do phần cằm bị nhô ra phía trước và khuôn mặt có xu hướng dài bất thường. Vì thế, khớp cắn ngược gây nên tình trạng mất cân đối của khuôn mặt và khiến mặt già hơn so với tuổi.
  • Vì bị ảnh hưởng do hình dạng khuôn mặt không đẹp nên khiến người bệnh tự ti và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần.
  • Tùy vào tình trạng lệch của răng mà khớp cắn ngược có thể làm tăng nguy cơ tổn thương men răng. Vì thế, men răng sẽ bị bào mòn và việc vệ sinh răng miệng cũng khó khăn hơn làm tăng khả năng bị sâu răng.
  • Dễ dẫn đến hiện tượng ngưng thở khi ngủ hay thở bằng miệng và ngáy nhiều do sự tắc nghẽn đường thở. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ thường xảy ra ở những người có hàm trên nhỏ bất thường và đường thở hẹp.
  • Có thể dẫn đến rối loạn cơ và khớp thái dương hàm làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống nhai và dẫn đến các loại đau khác nhau như đau đầu, đau tai,…
  • Gây cản trở cho giọng nói như nói lắp, nói ngọng,…
Ảnh hưởng của khớp cắn ngược
Các ảnh hưởng của lệch khớp cắn ngược

Nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược

  • Di truyền

Nguyên nhân chính gây ra lệch khớp cắn ngược là di truyền. Sự phát triển và cấu trúc của xương cũng là yếu tố di truyền. Các đặc điểm như hàm dưới dài, hàm trên ngắn hay răng lệch,… đều có thể di truyền sang trẻ. Các hội chứng di truyền khác có thể gây ra khớp cắn ngược là:

  • Hội chứng Treacher Collins;
  • Hội chứng Binder nghiêm trọng;
  • Geroderma osteodysplastical;
  • Hội chứng Rabson-Mendenhall;
  • Ung thư biểu mô tế bào đáy;…
  • Thói quen xấu khi còn nhỏ

Một số thói quen của trẻ như mút ngón tay cái, đẩy lưỡi, bú bình trong thời gian dài,… đều có thể gây ra tình trạng này.

  • Chấn thương vật lý

Những chấn thương khiến xương hàm bị gãy mà không được phẫu thuật hoặc vết thương không hồi phục hoàn toàn có thể dẫn đến lệch khớp cắn ngược.

  • Có khe hở môi hoặc vòm miệng

Những đứa trẻ sinh ra có khe hở môi hoặc vòm miệng cũng dẫn đến tình trạng này.

Cách khắc phục hiệu quả khớp cắn ngược và chi phí

Phẫu thuật

Trong hầu hết trường hợp bệnh nhân bị lệch khớp cắn ngược, đặc biệt là khớp cắn ngược do xương và trên 18 tuổi, phẫu thuật chỉnh hình răng miệng là cách mang lại hiệu quả cao nhất. Phẫu thuật chỉnh xương hàm sẽ giúp đưa hàm trên và hàm dưới về vị trí tương quan hài hòa với nhau. Từ đó giúp thay đổi và tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt. Đồng thời, việc này sẽ giúp bạn cải thiện chức năng nhai và hạn chế các bệnh về răng miệng.

Bọc răng sứ

Bạn chỉ có thể sử dụng phương pháp bọc răng sứ trong trường hợp bị lệch khớp cắn ngược do răng nhẹ. Phương pháp này có thời gian phục hồi nhanh chóng, cải thiện được màu răng và dáng răng theo ý muốn. Vì thế, tính thẩm mỹ của phương pháp này khá cao và có độ bền cao (lên đến 15 năm). Tuy nhiên, bạn cần phải mài răng thật (không quá 2mm) khi thực hiện bọc răng sứ.

Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp điều trị khớp cắn ngược nhẹ có thẩm mỹ cao

Niềng răng mắc cài

Đây là phương pháp phù hợp với mọi độ tuổi, từ trẻ em đến người lớn và phù hợp để điều trị mọi tình trạng lệch khớp cắn ngược từ nhẹ đến nặng. Phương pháp này giúp đưa răng thật về đúng vị trí và bảo vệ răng thật ở mức tối đa. Thời gian niềng răng thường kéo dài từ 18 tháng đến 3 năm tùy vào tình trạng lệch khớp của bạn.

Niềng răng trong suốt

Phương pháp này tương tự niềng răng mắc cài. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ mang tính thẩm mỹ cao hơn niềng răng mắc cài. Đồng thời, khay niềng trong suốt chỉ ảnh hưởng đến những răng cần điều chỉnh nên sẽ giúp người dùng cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt là phương pháp có tính thẩm mỹ cao và phù hợp mọi mức độ lệch khớp

Điều trị khớp cắn ngược ở trẻ em như thế nào?

Nếu trẻ gặp tình trạng lệch khớp cắn ngược khi vẫn còn răng sữa và cơ hàm không bị đưa ra quá nhiều thì bạn nên theo dõi sự phát triển răng của trẻ thường xuyên. Đồng thời, bạn nên giúp trẻ từ bỏ những thói quen xấu như cắn răng, mút ngón tay cái,… Khi hết giai đoạn thay răng sữa mà trẻ vẫn còn bị tình trạng này thì bạn nên đưa trẻ đến các trung tâm nha khoa uy tín để điều trị kịp thời. Độ tuổi tốt nhất để niềng răng cho trẻ bị lệch khớp cắn ngược do răng là 13-18 tuổi vì đây là độ tuổi mà cấu trúc răng chưa ổn định.

Niềng răng khớp cắn ngược bao lâu?

Tùy vào tình trạng khớp cắn ngược nặng hay nhẹ và thời gian bắt đầu thực hiện niềng răng mà thời gian niềng răng của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, thời gian niềng răng có thể dao động từ 1 năm – 3 năm. Vì thế, bạn nên theo dõi tình trạng lệch khớp để bắt đầu thực hiện niềng càng sớm càng tốt.

Trên đây là tất cả thông tin về tình trạng lệch khớp cắn ngược. Lệch khớp cắn ngược sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường từ thẩm mỹ đến sức khỏe. Vì thế, khi phát hiện bị lệch khớp cắn ngược, bạn cần nhanh chóng điều trị để có thể sử dụng phương pháp điều trị đơn giản mà vẫn đem lại hiệu quả cao.

Bài trướcCác dạng lệch khớp cắn phổ biến và cách khắc phục
Bài tiếp theoKhớp cắn chéo là gì? Đặc điểm, nguyên nhân & cách điều trị