Các dạng lệch khớp cắn phổ biến và cách khắc phục

0
61
Nguyên nhân dẫn đến sai lệch khớp cắn
Quảng Cáo

Lệch khớp cắn là một trong những vấn đề răng thường gặp, gây ảnh hưởng đến việc phát âm, cản trở chức năng nhai và làm mất thẩm mỹ gương mặt. Vậy, nguyên nhân dẫn đến lệch khớp cắn là gì? Các dạng sai lệch khớp cắn nào phổ biến nhất? Hậu quả khi bị lệch khớp cắn và cách khắc phục như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được VNCare giải đáp ngay trong bài viết sau.

Nguyên nhân dẫn đến sai lệch khớp cắn

Theo một số kết quả thống kê, có đến 85% dân số trên toàn thế giới gặp phải những vấn đề về răng, trong đó có sai lệch khớp cắn. Trước khi tìm hiểu các dạng sai lệch khớp cắn, bạn nên biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?

  • Di truyền: 70% người bị lệch khớp cắn là do gen di truyền.
  • Thói quen xấu từ nhỏ: Một số thói quen xấu duy trì trong thời gian dài như đẩy lưỡi, mút tay, ngậm ti giả, bú bình… từ nhỏ nếu không được loại bỏ sẽ đẩy răng mọc xiêu vẹo, mọc lệch làm sai lệch khớp cắn.
  • Tai nạn: Tai nạn gây chấn thương vùng mặt có thể làm sai lệch khớp cắn.
  • Răng sữa bị mất sớm: Răng sữa mất sớm khiến răng bên cạnh mọc chen lấn và không đủ chỗ để răng vĩnh viễn mọc, gây tình trạng mọc lệch, mọc chen chúc, mọc sai vị trí,… làm lệch khớp cắn.
  • Niềng răng, sử dụng dụng cụ phục hình răng, thiết bị nha khoa không phù hợp.
Nguyên nhân dẫn đến sai lệch khớp cắn
Lệch khớp cắn do nhiều nguyên nhân khác nhau (Nguồn: Internet)

Các dạng sai lệch khớp cắn thường gặp

Khớp cắn ngược (hô vẩu)

Khớp cắn ngược hay còn gọi răng hô vẩu, đây là một trong các dạng sai lệch khớp cắn thường gặp nhất. Bạn có thể dễ dàng quan sát thấy hàm răng trên đẩy ra che phủ hàm dưới, nhất là khi nhìn ở góc nghiêng. Nguyên nhân khiến khớp cắn ngược có thể là do răng, do xương hoặc do cả hai. Để xác định chính xác nguyên nhân thì bác sĩ cần dựa vào kết quả chụp X-quang.

Khớp cắn ngược (hô vẩu)
Khớp cắn ngược với hàm trên hô ra phía trước (Nguồn: Internet)

Khớp cắn sâu (móm)

Khớp cắn sâu hay còn được biết đến là tình trạng răng bị móm. Dấu hiệu nhận biết là hàm dưới đẩy ra ngoài so với hàm trên. Khuôn mặt có dạng lưỡi cày với phần cằm nhô ra.

Khớp cắn sâu (móm)
Răng móm ảnh hưởng khá lớn đến thẩm mỹ của gương mặt

Khớp cắn hở

Trong các dạng sai lệch khớp cắn thì khớp cắn hở cũng rất phổ biến và rất dễ phân biệt. Với dạng này, khi cắn 2 hàm lại với nhau thì vùng răng cửa của 2 hàm sẽ không thể chạm vào nhau mà sẽ để có một khoảng trống ở giữa làm lộ lưỡi. Khớp cắn hở sẽ khiến cho việc cắn xé thức ăn trở nên khó khăn hơn.

Khớp cắn hở
Khớp cắn hở dễ phân biệt với các dạng khớp cắn lệch (Nguồn: Internet)

<H3-4> Khớp cắn đối đầu

Khớp cắn đối đầu
Khớp cắn đối đầu khiến nhiều người nhầm lẫn với khớp cắn chuẩn (Nguồn: Internet)

Khớp cắn đối đầu rất dễ nhầm lẫn với khớp cắn chuẩn. Tuy nhiên, nếu bạn quan sát kỹ sẽ thấy khớp cắn đối đầu có phần đỉnh răng của hàm trên và hàm dưới đối đầu với nhau khiến vùng răng hàm không thể tiếp xúc với nhau hoặc có tiếp xúc nhưng rất ít.

Khớp cắn chéo

Các răng trên cung hàm mọc lộn xộn, chen chúc, không hô hẳn nhưng cũng không phải móm hẳn. Răng mọc không đúng vị trí như thế này gây nên khớp cắn chéo.

Khớp cắn chéo
Khớp cắn chéo – một trong các dạng sai lệch khớp cắn (Nguồn: Internet)

Hậu quả của việc sai lệch khớp cắn

Các dạng sai lệch khớp cắn nói trên dù ai gặp phải cũng đều để lại những hậu quả không mong muốn. Cụ thể:

  • Sai lệch khớp cắn làm suy giảm chức năng nhai: Sai lệch khớp cắn khiến lực nhai tác động không đều lên thức ăn. Điều này sẽ khiến răng bị mài mòn, thậm chí là bị gãy, vỡ, nghiêm trọng hơn là gây nên những vấn đề về khớp thái dương hàm. Bên cạnh đó, thức ăn cũng khó được nghiền nát. Khi chức năng nhai suy giảm thì sức khỏe, chất lượng cuộc sống cũng bị ảnh hưởng.
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Khớp cắn bị sai lệch khiến khuôn mặt bạn bị mất cân đối, đường nét mặt thiếu hài hòa, xuất hiện nhiều góc cạnh,… Tất nhiên, điều này sẽ khiến kiến bạn kém xinh và có tâm lý tự ti, e ngại khi giao tiếp hay xuất hiện trước đám đông.
  • Gây khó khăn trong phát âm: Sai lệch khớp cắn khiến bạn khó phát âm, phát âm không chuẩn, gây ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp hằng ngày.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Khớp cắn lệch gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Lúc này, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công, gây nên các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, hôi miệng,…
Hậu quả của việc sai lệch khớp cắn
Lệch khớp cắn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục lệch khớp cắn

Tùy vào các dạng sai lệch khớp cắn và nguyên nhân mà nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách khắc phục phù hợp và hiệu quả nhất. Sau đây là một số cách để cải thiện khớp cắn mà bạn có thể tham khảo:

  • Niềng răng: Niềng răng là phương pháp sử dụng dây cung mắc cài, khí cụ để tác động lực lên răng, đẩy răng di chuyển về đúng vị trí, tái tạo khớp cắn chuẩn. Đây là một trong những phương pháp chỉnh khớp cắn khá hiệu quả, mang đến hiệu quả lâu dài, ổn định.
Cách khắc phục lệch khớp cắn
Niềng răng giúp điều chỉnh khớp cắn chuẩn (Nguồn: Internet)
  • Bọc răng sứ: Với những dạng sai lệch khớp cắn ở mức độ nhẹ thì bạn có thể điều chỉnh bằng phương pháp bọc răng sứ. Phương pháp này được thực hiện nhanh chóng nhưng nếu tình trạng sai lệch quá nhiều thì bạn không nên bọc răng sứ bởi phương pháp này mài mất nhiều mô răng thật, thậm chí là bị lấy cả tủy răng.
Cách khắc phục lệch khớp cắn
Điều chỉnh khớp cắn bằng phương pháp bọc răng sứ (Nguồn: Internet)
  • Phẫu thuật hàm: Phẫu thuật hàm sẽ được chỉ định trong trường hợp khớp cắn bị sai lệch do cấu trúc xương hàm.

Bài viết trên của VNCare đã giúp bạn xác định được các dạng sai lệch khớp cắn cũng như nguyên nhân và cách khắc phục. Tình trạng lệch khớp cắn nếu phát hiện ngay từ khi còn nhỏ và can thiệp chỉnh nha sớm sẽ có được kết quả tốt nhất. Vậy nên, nếu bạn đang gặp vấn đề về sai lệch khớp cắn thì hãy liên hệ ngay với VNCare để được tư vấn phương án điều trị an toàn và hiệu quả nhất càng sớm càng tốt.

Bài trướcNiềng răng lệch khớp cắn: Các phương pháp niềng răng và quy trình thực hiện
Bài tiếp theoKhớp cắn ngược là gì? Nguyên nhân & cách khắc phục hiệu quả