Niềng răng 1 hàm có được không? Có đau không?

0
100
Niềng răng 1 hàm có được không? Có đau không?
Niềng răng 1 hàm có được không? Có đau không?
Quảng Cáo

Niềng răng thường được áp dụng cho cả 2 hàm cùng một lúc, nhưng có một số trường hợp có thể áp dụng niềng răng 1 hàm. Vì vậy, làm thế nào bạn có thể biết liệu niềng răng 1 hàm có là quyết định phù hợp với bạn hay không? Niềng răng 1 hàm có đau không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết!

1. Niềng răng 1 hàm không áp dụng cho những đối tượng nào?

Những bệnh nhân bị móm, hoặc tình trạng khớp cắn kém, cần phải niềng răng ở cả hàm trên và hàm dưới để điều chỉnh lại hai hàm cho đúng. Trong những trường hợp này, niềng răng 1 hàm chỉ sẽ làm dịch chuyển một cung răng và hàm răng còn lại vẫn không được điều chỉnh. Do đó, với trường hợp này nếu chỉ niềng răng 1 hàm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sai lệch khớp cắn của bạn!

Niềng răng 1 hàm không áp dụng cho những đối tượng nào? - Ảnh 1
Niềng răng 1 hàm không áp dụng cho những đối tượng nào?

Vì các tình trạng như răng bị hếch thường hình thành ở cung răng trên, các phương pháp điều trị chỉnh nha được sử dụng để kéo các răng lại với nhau, làm dịch chuyển cung răng về phía sau. Khi vòm trên (hoặc dưới cùng) bị dịch chuyển về phía sau và vòm kia vẫn ở vị trí cũ, một vết lõm có thể phát triển.

2. Niềng răng 1 hàm áp dụng cho đối tượng nào?

Nhiều bệnh nhân có một cung răng bị khấp khểnh nhẹ hoặc mọc chen chúc, trong khi các cung răng còn lại đều và thẳng hàng. Với những tình trạng ít nghiêm trọng hơn có thể áp dụng niềng răng 1 hàm ở hàm trên hoặc hàm dưới. Nếu các bác sĩ xác định rằng bạn có thể áp dụng niềng răng 1 hàm chỉ hàm trên hoặc dưới mà không làm thay đổi tình trạng của cung khác hoặc khớp cắn của bạn, thì khi đó bạn có thể chỉ cần niềng răng 1 hàm. 

Phương pháp niềng răng 1 hàm hiếm khi xảy ra, vì chúng chỉ có lợi trong một số trường hợp nhất định. Chỉ niềng răng 1 hàm ở hàn răng trên hoặc dưới có thể gây ra nhiều tổn thương hơn là lợi ích. 

Niềng răng 1 hàm áp dụng cho đối tượng nào? - Ảnh 2
Niềng răng 1 hàm áp dụng cho đối tượng nào?

3. Niềng răng 1 hàm có đau không?

Niềng răng 1 hàm có đau không? Niềng răng 1 hàm không đau nếu:

  • Chọn đúng loại khí cụ: Niềng răng có đau hay không dựa vào mắc cài chọn lựa. Nếu sử dụng mắc cài thường với dây thun cố định trong các rãnh thì sẽ khó duy trì được độ đàn hồi lâu dài. Thế nên, khi độ đàn hồi suy giảm, dây thun cũng sẽ bị co kéo nhiều hơn và gây ra lực ma sát làm đau răng. Bạn có thể sử dụng niềng răng trong suốt để hạn chế sự tác động lên răng.
  • Tay nghề bác sĩ thực hiện: Trước khi quyết định có nên chỉnh nha hay không, bạn nên dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng những địa chỉ nha khoa uy tín để không chọn lựa sai. Bởi bác sĩ thực hiện chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng việc niềng răng 1 hàm có đau không. Có nhiều người bệnh khi thực hiện niềng răng tại các nha khoa kém chất lượng với thiết bị lạc hậu, tay nghề bác sĩ kém đã phải chịu những hậu quả gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng niềng răng.
Niềng răng 1 hàm có đau không? - Ảnh 3
Niềng răng 1 hàm có đau không?
  • Nền xương răng tốt: Niềng răng vẫn gây ra những cơn đau nhức đôi chút. Nguyên nhân gây nên có thể là do xương và răng của bạn không được chắc khỏe dưới lực kéo và răng không thích ứng kịp với sự thay đổi đó khiến răng đau đớn khó chịu. Để khắc phục, bác sĩ sẽ giảm lực kéo và kéo dài thêm thời gian chỉnh nha. Thực tế cho thấy, niềng răng 1 hàm có đau không không phải là vấn đề khiến bạn quan tâm vì cảm giác này chỉ xảy ra ở thời gian đầu khi niềng răng và sẽ biến mất sau khi bạn đã quen dần với sự hiện diện của mắc cài trên cung hàm.

Như vậy, niềng răng 1 hàm có đau không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để hạn chế sự đau nhức khi niềng răng, bạn nên chú ý đến việc ăn uống và chăm sóc răng miệng thật tốt. Cần hạn chế các thức ăn quá cứng, dẻo và dai mà thay vào đó là những thức ăn mềm như sữa, cháo, súp.

Để xác định xem liệu bạn có thể áp dụng niềng răng 1 hàm hay không, hãy liên hệ với trung tâm nha khoa gần nhất để được khám và tư vấn tình trạng răng miệng miễn phí. Đừng quên theo dõi website để cập nhật thêm các thông tin về niềng răng khác!

>> Nguồn tham khảo:

Bài trướcNgười mới niềng răng nên ăn gì trong tuần đầu tiên?
Bài tiếp theoNiềng răng hàm dưới là gì? Niềng răng hàm dưới có được không?