Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đầy dinh dưỡng

0
76
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Quảng Cáo

Bước sang tháng thứ 6, hầu hết trẻ đã có thể bắt đầu thực hiện chế độ ăn dặm. Việc lựa chọn thực phẩm và lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng lúc này trở nên vô cùng quan trọng. Mẹ cần phải chú ý để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để bé phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Bài viết sau, VNCare sẽ gợi ý một số thực đơn cho bé 6 tháng ăn dặm để mẹ chuẩn bị một cách dễ dàng hơn.

Nguyên tắc ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Đối với bất kỳ phương pháp nào, các mẹ cũng nên ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản khi cho bé ăn dặm như sau:

  1. Số lượng bữa ăn dặm: 1 bữa / ngày.
  2. Về thức ăn: Thức ăn cho bé 6 tháng ăn dặm phải được xay nhuyễn.
  3. Tập cho trẻ làm quen với thứ tự các loại thực phẩm từ nhóm I đến nhóm III.
  4. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần được chế biến từ loãng đến đặc và tăng dần.
  5. Cho bé ăn từ ít đến nhiều: Mẹ không nên cho bé ăn quá no vì hệ tiêu hóa bé còn yếu. Điều này dễ dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
  6. Ăn từ ngọt đến mặn: Cho bé làm quen với bột có vị ngọt trước, sau đó mới cho muối vào bột.

Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

Bố mẹ cần quan sát và theo dõi, nếu bé có những biểu hiện dưới đây tức là bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm:

  • Bé không còn đẩy đồ ăn ra khi mẹ đút như trước đây.
  • Bé bắt đầu tập nhai những thứ mẹ cho vào miệng.
  • Bé bắt đầu có thói quen cầm nắm đồ vật và cho vào miệng gặm.
  • Bé tự ngồi được mà không cần ba mẹ hỗ trợ.
  • Bé rất thích ngồi chung với gia đình vào bữa ăn.

Trẻ 6 tháng ăn được những gì?

Khi chuẩn bị thực đơn ăn, chắc hẳn phụ huynh nào cũng băn khoăn bé 6 tháng ăn được gì. Giai đoạn này, mẹ có thể cho con ăn đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo đủ loại dưỡng chất mà cơ thể trẻ cần. Những chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi bao gồm: sắt, DHA, canxi, kẽm, vitamin A, C, D và Omega-3,…

Nhóm thực phẩm ăn dặm phù hợp với bé 6 tháng tuổi cụ thể:

Sữa mẹ: Bé 6 tháng tuổi cũng tiếp tục bú mẹ vì bé vẫn cần nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất trong sữa mẹ. Trong trường hợp mẹ không còn đủ sữa thì có thể cho trẻ dùng thêm sữa công thức.

Chất đạm: Ban đầu mẹ nên sử dụng nước luộc thịt lợn hoặc thịt gà để nấu cùng cháo cho bé. Về sau, khi bé đã quen ăn dặm thì mẹ có thể xay trực tiếp thịt để nấu cháo. Các loại thịt heo, thịt bò, thịt gà, tôm, cá, lòng đỏ trứng,… là nguồn bổ sung sắt, kẽm dồi dào cho bé.

Chất béo: Chất béo, các axit béo cũng đã có sẵn trong các loại thực phẩm ăn dặm đi kèm như thịt, tôm, trứng gà,… Nên giai đoạn này, mẹ chỉ cần cho 1 thìa cafe dầu ăn vào bột hoặc cháo của bé là đủ.

Trái cây: Nên cho bé ăn thử một ít trái cây mềm như chuối, bơ, quýt hoặc dùng nước ép táo, lê để bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cho bé.

Rau củ quả: Mẹ nên thường xuyên xay nhuyễn các loại rau củ như: rau ngót, củ cải, cà rốt, bí ngô, rau cải, khoai lang,… vào cháo ăn dặm để bổ sung chất xơ cần thiết cho bé.

Ngũ cốc: Phụ huynh có thể cho bé ăn các loại bột ngũ cốc ăn dặm được chế biến sẵn bởi các thương hiệu uy tín hoặc tự chế biến bằng bột gạo, gạo lứt và các loại đậu, hạt dinh dưỡng.

thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Bảng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo ngày

Mẫu thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi

Nếu mẹ đã biết trẻ 6 tháng ăn được những gì thì tiếp theo mẹ sẽ lựa chọn thực phẩm và xây dựng một thực đơn ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng. Dưới đây là một số gợi ý các món ăn dặm cho bé 6 tháng mà mẹ nên tham khảo:

Thực đơn dành cho bé 6 tháng mới tập ăn dặm

Bí đỏ nghiền

Chuẩn bị: 1 chén bí đỏ gọt vỏ, cắt nhỏ;Sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Chế biến: Hấp bí đỏ cho chín mềm rồi đem nghiền thật kỹ;Đun cùng ít nước sôi trong 1 phút sau đó thêm sữa khuấy đều.

Khoai lang nghiền

Chuẩn bị: 1 củ khoai lang nhỏ, gọt vỏ, rửa sạch, cắt khoanh;Sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Chế biến: Ngâm khoai vào nước 5 phút để loại bỏ nhựa;Hấp hoặc luộc chín sau đó nghiền mịn bằng rây;Đun cùng ít nước sôi trong 1 phút và thêm sữa khuấy đều.

Bơ nghiền

Chuẩn bị: 1 quả bơ cắt theo chiều dọc, tách hạt, lấy thịt;Sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Chế biến: Xay nhuyễn bơ và lọc lại bằng rây;Trộn với sữa và khuấy đều đến khi có dạng sánh lỏng.

Chuối nghiền

Chuẩn bị: 1 quả chuối chín, thái khoanh;Sữa mẹ/sữa công thức hoặc ngũ cốc.

Chế biến: Dùng thìa nghiền nát chuối hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn;Thêm sữa mẹ, sữa công thức đã pha nước hoặc ngũ cốc để tạo thành một hỗn hợp ăn dặm cho bé.

Thực đơn cho bé 6 tháng đã quen với ăn dặm

Cháo cá và cà rốt

Chuẩn bị: ½ củ cà rốt; 100g thịt cá;1 thìa dầu ăn.

Chế biến: Hấp chín cà rốt và nghiền nhuyễn;Loại bỏ hết xương cá, nấu nhừ và nghiền nhuyễn;Cho cả 2 vào nồi cháo trắng, đun nhỏ lửa trong vài phút;Thêm 1 thìa dầu ăn, khuấy đều.

Cháo cải ngọt và đậu phụ non

Chuẩn bị: Cải ngọt rửa sạch, cắt nhỏ;50g đậu phụ non;1 thìa dầu ăn.

Chế biến:Luộc rau chín mềm, chần đậu phụ qua nước sôi, nghiền mịn cả 2;Cho hỗn hợp vào nồi cháo trắng, đun nhỏ lửa trong vài phút;Thêm 1 thìa dầu ăn, khuấy đều.

Cháo với cải bó xôi

Chuẩn bị: Cải bó xôi rửa sạch, cắt nhỏ;1 thìa dầu ăn.

Chế biến: Luộc cải bó xôi chín mềm, nghiền mịn;Cho vào nồi cháo trắng, đun nhỏ lửa trong vài phút;Thêm 1 thìa dầu ăn, khuấy đều.

Cháo yến mạch rau củ

Chuẩn bị: 20g cà rốt;20g khoai lang;30g yến mạch.

Cách làm: Ngâm hạt yến mạch 15 – 20 phút sau đó đổ 200ml nước và đưa lên bếp đun 10 phút thành cháo chín; Hấp/ luộc khoai lang, cà rốt và nghiền nhuyễn;Cho rau củ nghiền vào nồi cháo, đun nhỏ lửa thêm vài phút nữa.

Ngoài những thực đơn trên, mẹ cũng có thể tham khảo những món ăn dặm như sau để làm phong phú thêm thực đơn cho bé mỗi ngày và đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất để bé yêu có thể phát triển toàn diện.

BỘT ĐẬU XANH &BÍ ĐỎ:Bột gạo tẻ: 15gam(tương đương 3 thìa cà phê)Bột đậu xanh: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)Bí đỏ: 4 miếng nhỏ nghiền nátMỡ ăn (dầu ăn):1 thìa cà phêNước: 1 bát con
BỘT TÔM:Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)Tôm biển tươi (bỏ vỏ, giã nhỏ): 15gam (tương đương 3 thìa cà phê)Rau xanh giã nhỏ: 2 thìaMỡ (dầu ăn): 1 thìaNước 1 bát con
BỘT TRỨNG:Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)Trứng gà: 1 lòng đỏ trứng gà hoặc 4 lòng đỏ trứng chim cút (tương đương với 10gam)Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phêNước: 1 bát con
BỘT THỊT:Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)Thịt nạc: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phêNước: 1 bát con
BỘT CÁ:Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)Cá quả gỡ bỏ sạch xương: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phêRau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phêNước: 1 bát con
BỘT GAN (GAN GÀ, GAN LỢN):Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê)Gan (gà, lợn)băm hoặc nghiền nát: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê)Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phêRau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phêNước: 1 bát con

>>> Xem thêm:

Ngoài cách trên, các mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho bé 6 tháng tuổi.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật

Cách cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm

Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ và ăn hai bữa bột xen kẽ với sữa mẹ mỗi ngày. Để bé thích nghi dần với thức ăn mới và đảm bảo bé sẽ không bị tiêu chảy hoặc suy dinh dưỡng, mẹ hãy ghi nhớ nên cho bé ăn từ từ, từng ít một, từ ít đến nhiều, cho ăn từ loãng đến đặc.Khi bắt đầu cho bé 6 tháng ăn dặm, mẹ nên cho bé làm quen với bột ăn dặm ngọt trước, sau đó mới chuyển sang bột mặn.Hãy để cho bé thích thú với món bột bằng cách cho bé thử với một muỗng cà phê, rồi tăng lên 2, 3, 4 muỗng. Thời gian tập cho bé 6 tháng ăn dặm thường trong vòng 2-3 ngày. Sau đó mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn, cũng như độ đặc của thức ăn.Với những bé biếng ăn, ở giai đoạn tập ăn dặm mẹ không nên chia ra quá nhiều bữa. Nếu mỗi bữa bé ăn quá ít thì sau mỗi cữ bột tập ăn cần kết hợp cho trẻ bú thêm để thành một bữa no, giúp hệ tiêu hóa quen với việc hoạt động một lần. (Gợi ý: Trẻ biếng ăn cần phải làm gì?)

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Thời gian và liều lượng ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Các bé 6 tháng tuổi vẫn còn duy trì bú sữa mẹ nên chỉ cần cho bé ăn dặm 2 bữa/ ngày là đủ. Mỗi bữa ăn phải cách nhau ít nhất là 2 giờ để bé kịp tiêu hóa hết các thức ăn từ bữa trước.

Với những bé biếng ăn ở giai đoạn này, mẹ không nên chia ra quá nhiều bữa trong ngày. Nếu mỗi bữa trẻ ăn quá ít thì sau mỗi cữ tập ăn có thể cho trẻ bú thêm để thành một bữa no, giúp hệ tiêu hóa bé quen với việc hoạt động một lần.

Ba mẹ nên lập thời gian biểu ăn dặm cho trẻ và thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa sẽ giúp cho dạ dày bé làm quen với thức ăn, đồng thời giúp tiêu hóa tốt hơn.

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng

Gợi ý một số thưc đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo phương pháp BLW mẹ có thể tham khảo như:

Thực đơn 1:

Súp lơ luộc
Bí ngòi luộc
Ớt chuông hấp

Thực đơn 2:

Cà rốt luộc
Bí đỏ hấp
Su su luộc
Măng tây hấp

Thực đơn 3:

Mướp hương hấp
Bí ngòi hấp
Măng tây hấp
Bí đao luộc

Thực đơn 4:

Xoài
Bí xanh, hành tây, đậu đũa hấp
Cà rốt luộc
Su su hấp

Thực đơn 5:

Bí xanh hấp
Mướp hương hấp
Măng tây luộc

>>> Tham khảo thêm: Lên thực đơn ăn dặm tự chỉ huy (BLW) cho bé

Lưu ý khi nấu món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Các món ăn dặm cho bé không cần cầu kỳ hay nấu nướng quá phức tạp. Tuy nhiên, mẹ cũng cầ lưu ý một số vấn đề sau đây:

Nấu cháo cho bé ăn dặm không nên dùng nước lạnh

Mẹ nên dùng nước nóng khi nấu cháo vì nước nóng sẽ giúp bảo toàn chất dinh dưỡng trong gạo. Nếu dùng nước lạnh, chất dinh dưỡng sẽ bị nở ra và hoà tan vì khi đó, hạt gạo đã bị ngấm nước và trương lên. Bên cạnh đó, nếu dùng nước lạnh thì thời gian nấu sẽ lâu hơn và hương vị cháo sẽ không ngon.

Không nên hâm lại cháo trong 1 ngày

Mẹ không nên nấu quá nhiều cháo trong 1 ngày, vì lúc này, bé còn nhỏ nên chưa ăn được nhiều. Nếu như mẹ lỡ tay nấu nhiều thì nên chia nhỏ số cháo còn dư và cho vào tủ lạnh chứ không nên hâm đi hâm lại nhiều lần trong một ngày. Khi hâm lại như vậy sẽ khiến chất dinh dưỡng trong cháo trước đó không còn nữa và cháo cũng không còn thơm ngon.

Nên chọn loại thực phẩm theo mùa

Để đảm bảo được độ tươi và tránh được dư lượng của thuốc bảo quản, tăng trưởng, mẹ nên lựa chọn các loại rau củ theo mùa. Nếu được, mẹ nên chọn các loại rau củ được trồng theo phương pháp hữu cơ, không phun những loại thuốc có hại cho sức khoẻ.

Không nên rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòng

Đối với các loại thực phẩm để trong tủ đông như thịt, cá, khi mẹ lấy ra để nấu các món ăn dặm cho bé 6 tháng, tuyệt đối không dùng nước sôi để rã đông hoặc để rã đông theo nhiệt độ phòng. Nếu làm như vậy, vi khuẩn sẽ có điều kiện để phát triển, khiến thực phẩm bị hư. Nếu vẫn cho bé ăn, nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy là rất cao. Bên cạnh đó, rã đông bằng nước nóng sẽ làm hao hụt lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm.

Để rã đông đúng cách, trước khi nấu khoảng 4-5 tiếng, mẹ nên cho xuống ngăn mát để thực phẩm được rã đông từ từ. Cách này vừa giúp thực phẩm giữ được sự tươi ngon, vừa giữ được chất dinh dưỡng.

Qua bài viết, hy vọng mẹ đã biết được trẻ 6 tháng ăn được gì và một số thực đơn ăn dặm cho bé giai đoạn này. Dựa trên các nhóm thực phẩm đã được phân loại, mẹ có thể xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng một cách khoa học và đầy đủ dinh dưỡng. Nếu có bất kỳ câu hỏi gì trong quá trình lên thực đơn cho bé, mẹ hay gửi về Góc Chuyên Gia của VNCare để được giải đáp.

Xem thêm:

Bài trướcTrẻ sơ sinh bị khò khè: Cách nhận biết, nguyên nhân và hướng xử lý
Bài tiếp theoTên hay cho bé trai mang nhiều ý nghĩa năm 2022